Vốn pháp định là số tiền mà doanh nghiệp cần có để hoạt động hợp pháp với một số ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định. Đây là một phần quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp và thường được quy định rõ theo quy định của pháp lua. Để hiểu rõ hơn về vốn pháp định, bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết được Lạc Việt chia sẻ dưới đây.

 

vốn pháp định là gì
Tìm hiểu về khái niệm vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định được hiểu là số vốn tối thiểu cần thiết để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vốn pháp định có thể khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh, do Cơ quan có thẩm quyền ấn định.

Trước đây, Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định về vốn pháp định tại khoảng 7 điều 4. Tuy nhiên, từ Luật doanh nghiệp 2020, quy định này đã được bỏ bớt, nhằm thực hiện quyền tự do kinh doanh của người dân theo Hiến pháp 2013. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề cụ thể, vốn pháp định vẫn được quy định và hướng dẫn tại các văn bản dưới luật.

Đặc điểm của vốn pháp định

đặc điểm của vốn pháp định
Một số đặc điểm của vốn pháp định

1. Về phạm vi áp dụng

Vốn pháp định không liên quan đến các loại hình doanh nghiệp mà chỉ áp dụng cho một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể được ghi rõ trong Quyết định 27/2018/ QĐ –TTG ban hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

2. Về đối tượng áp dụng

Vốn pháp định được cung cấp cho các chủ thể kinh doanh gồm: các cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể,…

3. Về mặt pháp lý

Vốn pháp định được định rõ nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể sắp xếp hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định có thể ngăn chặn được những rủi ro có thể phát sinh cho công ty trong quá trình kinh doanh.

4. Thời điểm được cấp giấy xác nhận

Thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ là khoảng thời gian sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Về điểm khác nhau giữa vốn góp và vốn kinh doanh

Vốn pháp định không giống với vốn góp của các chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải bằng hoặc cao hơn vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy định trong một số văn bản luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải tương xứng với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định. Ngoài ra, một số ngành nghề kinh doanh còn cần phải ký quỹ, việc ký quỹ giúp bảo vệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp được an toàn.

6. Ví dụ về vốn pháp định

  • Vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm là 300 tỷ đồng (được quy định tại Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
  • Vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ viễn thông trong phạm vi khu vực là 30 tỷ đồng và toàn quốc là 100 tỷ đồng (được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP);
  • Vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh ngân hàng là từ 3.000 – 5.000 tỷ đồng (được quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CPNghị định 86/2019/NĐ-CP);
  • Vốn pháp định đối với ngành nghề cho thuê lại lao động là 2 tỷ đồng.

Dấu hiệu để nhận biết vốn pháp định

Vốn pháp định được hiểu là số vốn tối thiểu mà pháp luật yêu cầu để thành lập doanh nghiệp. Chính phủ đã đưa ra quy định về mức vốn cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau của nền kinh tế quốc gia.

Ví dụ, mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỷ đồng, trong khi đó, mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương và hàng không là 10 tỷ đồng…

dấu hiệu nhận biết vốn pháp định
Một số dấu hiệu để nhận biết được vốn pháp định

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, mức vốn pháp định không phụ thuộc vào ngành nghề mà dựa trên tổng vốn đầu tư.

Theo Luật đầu tư 2020 tại Việt Nam, mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài dựa trên tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt được khuyến khích đầu tư.

Mục đích của việc quy định mức vốn pháp định là để đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp đối với các đối tác, đặc biệt là với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có khả năng gây rủi ro cho đối tác; giảm thiểu tình trạng thành lập doanh nghiệp mà không có vốn hoạt động.

Ý nghĩa của vốn pháp định

Vốn pháp định được pháp luật quy định trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định, không phải là hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong các ngành mà pháp luật không cấm.

Mục tiêu và ý nghĩa của việc pháp luật quy định vốn pháp định là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác trong lĩnh vực đó. Những ngành nghề mà pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định thường là những ngành nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia và cuộc sống hàng ngày của người dân.

ý nghĩa vốn pháp định
Ý nghĩa của vốn pháp định là gì?

Việc đặt ra quy định về vốn pháp định là một cách để các doanh nghiệp có thể chứng tỏ cho cơ quan nhà nước rằng họ có đủ năng lực kinh tế để hoạt động trong lĩnh vực này, đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi giao dịch với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn pháp định sẽ luôn giám sát và theo dõi số vốn sở hữu của doanh nghiệp. Khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ giảm sút dưới mức vốn pháp định, cơ quan xác nhận vốn pháp định sẽ cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ.

Do đó, người tiêu dùng, chủ nợ và đối tác cần cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho nguồn tiền và tài sản của mình.

Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi thành lập

Vốn pháp định không chỉ dựa trên ngành nghề kinh doanh mà còn tùy thuộc vào quy mô và hình thức đăng ký, từ đó doanh nghiệp sẽ có các mức quy định cụ thể. Lạc Việt sẽ liệt kê một số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và căn cứ pháp lý trong bảng danh sách dưới đây.

STT Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Mức vốn pháp định Căn cứ pháp lý
1 Kinh doanh cảng hàng không, sân bay 100 – 200 tỷ đồng Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
2 Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay 30 tỷ đồng Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
3 Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ đồng Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
4 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán 06 tỷ đồng Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP
5 Kinh doanh chứng khoán 25 tỷ đồng Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
6 Ngân hàng thanh toán 10.000 tỷ đồng Khoản 2 Điều 16 Nghị định 86/2016/NĐ-CP
7 Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng 30 tỷ đồng Điều 1 Nghị định 57/2016/NĐ-CP

Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ không?

Vốn pháp định và vốn điều lệ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa vốn pháp định và vốn điều lệ trong doanh nghiệp, dẫn đến việc chuẩn bị không đúng.  Lạc Việt sẽ giúp bạn cách phân biệt pháp định và vốn điều lệ qua những điểm khác biệt dưới đây:

Tiêu chí phân biệt Vốn pháp định Vốn điều lệ
Khái niệm Mức vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải có khi đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Vốn pháp định sẽ được cơ quan có thẩm quyền ấn định cụ thể dựa trên từng điều kiện, ngành nghề và quy mô của dự án khi thành lập doanh nghiệp. Tổng giá trị tài sản của các thành viên góp vốn hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua hoặc bán khi thành lập công ty cổ phần.
Mức vốn Mức vốn pháp định sẽ được quy định cụ thể cho từng nhóm ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau. Không có quy định cụ thể về vốn tối thiểu hay tối đa, có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thời hạn góp vốn Bắt buộc phải góp đủ và hoàn thành trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thời hạn góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Văn bản quy định Quy định tại các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Ghi trong bản điều lệ công ty.
Ý nghĩa pháp lý Vốn pháp định sẽ đảm bảo tính ổn định và sự tin cậy của tổ chức kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan khi có rủi ro về tài chính khi doanh nghiệp hoạt động. Đảm bảo trách nhiệm bằng tài sản của các thành viên trong doanh nghiệp với khách hàng, các đối tác.
Cơ sở để chia lợi nhuận và rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu hoặc các thành viên góp vốn.

Xem thêm: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Có thể thấy, vốn pháp định là một trong những điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vốn pháp định là một trong những nguồn vốn bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phan Châu Thịnh

Phan Châu Thịnh – Thành viên sáng lập của Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Tôi là một chuyên gia pháp lý có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Luật doanh nghiệp. Tôi chuyên tư vấn và hỗ trợ các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh, thay đổi nội dung trên Giấy đăng ký kinh doanh.



Tư vấn: 0931 398 798