Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều lý do muốn chấm dứt (giải thể) địa điểm kinh doanh của mình. Để thực hiện, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo giải thể địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong bài viết này, Kế toán Lạc Việt sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chi tiết về thủ tục giải thể và cách làm hồ sơ, bao gồm cả mẫu quyết định và thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh mới nhất.

chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Quy định pháp lý về giải thể địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trước khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh cần thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài.

Trong trường hợp doanh nghiệp có trụ sở chính cùng tỉnh/thành phố với địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể đại diện cho địa điểm kinh doanh để thực hiện việc khai báo và đóng thuế môn bài.

Ngoài ra, người đại diện và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.

Thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh (cập nhật 01/2024)

Giải thể địa điểm kinh doanh không phải là việc đơn giản với những người chưa có kinh nghiệm. Thủ tục này liên quan đến các vấn đề thuế, pháp lý và hành chính phức tạp, cần phải hoàn thành qua nhiều bước.

thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh
Thủ tục và quy trình giải thể địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh

Hồ sơ để giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại địa điểm kinh doanh, theo quy định tại Điều 72 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm các mục sau:

  • Thông báo về việc giải thể/chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục II-20 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Giấy ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ xin giải thể địa điểm kinh doanh (trường hợp người đại diện theo pháp luật không tự thực hiện các thủ tục);
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

tải hồ sơ Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo giải thể địa điểm kinh doanh tại Sở KH&ĐT

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu như Kế toán Lạc Việt đã nêu ở trên, doanh nghiệp cần tiến hành bước thông báo về việc giải thể/chấm dứt địa điểm kinh doanh tại Sở KH&ĐT. Hiện nay, việc nộp hồ sơ thông báo giải thể (chấm dứt hoạt động) địa điểm kinh doanh được thực hiện trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đây được xem là giải pháp hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục cho cán bộ và doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu giải thể địa điểm kinh doanh không cùng tỉnh với trụ sở chính, nộp hồ sơ trực tuyến giúp tiết kiệm công sức và chi phí đi lại cho doanh nghiệp so với cách truyền thống.

Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh trực tuyến như sau:

Thời gian giải quyết hồ sơ xin chấm dứt địa điểm kinh doanh:

  • Thời hạn xử lý và giải quyết hồ sơ xin giải thể địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 3 – 5 ngày làm việc;
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo về việc chấm hoạt động địa điểm kinh doanh về địa chỉ đã đăng ký.

Một số lưu ý khi giải thể địa điểm kinh doanh

Sau khi đã thực hiện thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần dọn dẹp và tháo bỏ biển hiệu của địa điểm kinh doanh đó. Đồng thời, doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và đối tác về việc chấm dứt hoạt động tại địa điểm kinh doanh này.

Trong trường hợp doanh nghiệp không làm thủ tục thông báo giải thể/chấm dứt địa điểm kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP.

Các câu hỏi thường gặp khi giải thể địa điểm kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị giải thể/chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh gồm có:

  • Mẫu thông báo giải thể (chấm dứt hoạt động) của địa điểm kinh doanh;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người trực tiếp nộp hồ sơ;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp không thể tự nộp.

2. Có cần nộp hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế không?

Không, doanh nghiệp chỉ thực hiện việc nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế trong trường hợp địa điểm kinh doanh không cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính.

3. Thời gian hoàn tất thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh trong bao lâu?

Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tùy thuộc vào cơ quan đăng ký kinh doanh, thông thường sẽ giao động từ 3 – 5 ngày làm việc.

4. Doanh nghiệp không thông báo về việc giải thể địa điểm kinh doanh có bị phạt không?

Có, nếu doanh nghiệp dừng hoạt động địa điểm kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể cho Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quy định tại Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Phan Châu Thịnh

Phan Châu Thịnh – Thành viên sáng lập của Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Tôi là một chuyên gia pháp lý có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Luật doanh nghiệp. Tôi chuyên tư vấn và hỗ trợ các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh, thay đổi nội dung trên Giấy đăng ký kinh doanh.



Tư vấn: 0931 398 798