Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tài chính công ty, cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại và dự báo tương lai. Vị trí này yêu cầu kiến thức chuyên môn cao và được coi trọng trong quá trình tuyển dụng. Để hiểu rõ về kế toán doanh nghiệp và vai trò cũng như nhiệm vụ cần có, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Lạc Việt. 

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của một doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và kinh tế dưới dạng giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Để hỗ trợ công việc, các kế toán viên sẽ được cung cấp các công cụ để họ có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng. Kế toán doanh nghiệp có hai bộ phận chính là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

Tham khảo thêm: Kế toán thuế là gì?

Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò quan trọng của kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò quan trọng của kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp bao gồm những phần nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, kế toán doanh nghiệp sẽ có 3 thành phần chính:

  • Kế toán: gồm có kế toán bán hàng, nguyên vật liệu và sản phẩm, kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
  • Giao dịch: quản lý, giám sát các giao dịch tiền mặt – tiền gửi, tài sản cố định vô hình – hữu hình, giao dịch ngoại tệ.
  • Hạch toán: Hạch toán với đối tác (có thể là người bán hoặc người mua); tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động; cùng với đó là hạch toán với người nhận tạo ứng cùng hạch toán với ngân sách.

Dịch vụ kế toán trọn gói giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan đến kế toán, thuế và doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc bài viết về Dịch vụ kế toán trọn gói.

Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp

  • Kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại các doanh nghiệp.
  • Họ sẽ đảm nhận việc thu thập số liệu, dữ liệu, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ phát sinh, từ đó xử lý, tính toán, đối chiếu, ghi nhận và hạch toán các bút toán, công nợ của doanh nghiệp.
  • Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
  • Kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán.
  • Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Bạn đang cần báo giá dịch vụ kế toán? Mời bạn tham khảo qua bài viết bảng báo giá dịch vụ kế toán

Vai trò của kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp không chỉ là việc ghi chép và kiểm tra các con số, mà còn là một yếu tố quan trọng giúp quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số ý nghĩa của kế toán trong doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ quyết định: Kế toán cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho ban lãnh đạo có được cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng.
  • Kiểm soát tài chính: Kế toán giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, thu nhập và lợi nhuận, đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn hoạt động trong khả năng tài chính của mình.
  • Tuân thủ pháp luật: Kế toán đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ tất cả các yêu cầu về báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Điều này giúp tránh những rủi ro pháp lý và tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
  • Dự báo và lập kế hoạch: Dựa trên dữ liệu kế toán, doanh nghiệp có thể dự báo xu hướng tài chính trong tương lai và lập kế hoạch chi tiêu, đầu tư một cách hợp lý.
  • Tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan: Báo cáo kế toán chính xác và minh bạch có thể tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư, khách hàng, ngân hàng và các bên liên quan khác đối với doanh nghiệp.

Quy trình công việc của kế toán doanh nghiệp

kế toán doanh nghiệp
Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp

Quy trình công việc của kế toán doanh nghiệp sẽ bao gồm các hoạt động liên quan đến các tổ chức, phòng ban khác nhau. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh như mua hàng, bán hàng, thanh lý, tặng quà, vay mượn,… đều liên quan đến hoạt động của kế toán. Trong đó, quy trình làm việc kế toán doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh

Mục đích của công việc này là để thu thập đầy đủ các phát sinh liên quan đến doanh thu và chi phí trong kỳ báo cáo tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lý của các chứng từ kế toán trước khi đưa vào hạch toán.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Chứng từ gốc bao gồm tất cả các giấy tờ (bao gồm cả hóa đơn, phiếu xuất nhập vật tư, lệnh thu chi tiền mặt,…) được sử dụng để chứng minh, xác thực, chứng cứ phát sinh nghiệp vụ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.

Tạo chứng từ gốc là việc kế toán dựa trên các chứng từ đã tổng hợp để xây dựng một bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.

Bước 3: Ghi sổ kế toán

Kế toán doanh nghiệp sẽ thực hiện việc ghi chép sổ kế toán căn cứ trên các chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối chiếu để hạch toán các bút toán theo các nguyên tắc kế toán và quy định pháp luật hiện hành.

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện bút toán điều chỉnh nhằm xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí và chuẩn bị các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính. Đây được xem là bước quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn tới các số liệu để làm báo cáo sau này.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh là một tài liệu rất quan trọng vì đây là báo cáo tổng quát cho thấy tình hình tăng giảm và hiện có tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Kế toán có nhiệm vụ dựa trên các số liệu được ghi nhận trong kỳ để lập bảng cân đối số phát sinh theo mẫu F01-DNN được ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) hoặc mẫu S06-DN được ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC (21/12/2014), điều này tùy thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng từ trước.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Định kỳ, kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan Thuế hoặc yêu cầu của cấp lãnh đạo.

Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng mẫu được được ban hành và đang có hiệu lực. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính là để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan Thuế và công tác lập kế hoạch và ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp

kế toán doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán kế toán trong doanh nghiệp

Phương pháp hạch toán là công cụ, cách thức giúp kế toán xử lý, thu thập và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả trong quản lý. Có một số phương pháp hạch toán chính được sử dụng trong kế toán doanh nghiệp:

1. Phương pháp chứng từ kế toán

Phương pháp chứng từ kế toán là cách thức tạo ra các chứng từ mà nó phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tổ chức, giúp kế toán thu thập đầy đủ thông tin và làm cơ sở ghi chép vào sổ sách. Nó bao gồm các hoạt động như: tạo chứng từ gốc, tổ chức sắp xếp các chứng từ, luân chuyển các chứng từ đến các bộ phận liên quan.

2. Phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán giúp phân loại, theo dõi và kiểm soát thường xuyên tình hình biến động của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nhờ đó, kế toán doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình sử dụng vốn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3. Phương pháp tính giá

Phương pháp này giúp kế toán viên đo lường và ghi nhận giá trị của tài sản trong doanh nghiệp theo những quy định cụ thể. Ngoài việc hỗ trợ kế toán thuế xác định chênh lệch giữa kế toán và thuế để tạo nên tờ khai thuế, phương pháp này còn áp dụng để phân bổ chi phí và đánh giá các sản phẩm chưa hoàn thiện theo quy định của pháp luật, nhằm phản ánh chính xác về các đối tượng này.

4. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Dựa vào các thông tin ghi trên sổ sách, kế toán doanh nghiệp sẽ tổ chức và tổng hợp theo các liên kết để tạo ra các báo cáo mang tính tổng thể. Nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và các yếu tố khác của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn của một kế toán doanh nghiệp

Khi thực hiện các công việc kế toán, thuế cho một tổ chức hay doanh nghiệp. Kiến ​​thức chuyên môn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Do đó, trong quá trình học tập, bạn cần tích lũy đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm mới có thể xử lý công việc được tốt nhất. Bên cạnh đó, để đảm nhận vai trò này, kế toán doanh nghiệp cần có một số phẩm chất sau:

1. Cẩn thận, trung thực và trách nhiệm

Tính cẩn thận, trung thực và trách nhiệm là những phẩm chất cần có của một kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác và đúng quy định pháp luật. Kế toán doanh nghiệp cũng cần phải có tính cẩn thận trong việc thu thập, xử lý và bảo quản các thông tin liên quan đến tài chính. Một lỗi nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2. Kỹ năng nghiệp vụ cao

Yêu cầu cốt lõi của vị trí kế toán là nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ về kế toán. Đặc biệt là về phân tích tài chính, đọc báo cáo tài chính và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế. Qua đó, tránh những sai sót không đáng có và đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp.

3. Am hiểu quy định pháp luật

Kế toán doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi sự chính xác và phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, quy định pháp luật tại Việt Nam có thể cập nhật hoặc thay đổi theo thời gian. Do đó, chuyên viên kế toán cho doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và bổ sung những quy định mới. Nhằm đảm bảo tính chính xác và đúng với quy định khi thực hiện các công việc kế toán, thuế cho doanh nghiệp.

4. Tư duy logic phân tích tốt

Công việc của kế toán doanh nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích và tư duy logic để chuyển đổi các con số trên báo cáo kế toán thành thông tin có giá trị trong việc cung cấp, tư vấn và đưa ra gợi ý đối với chủ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch.

5. Tin học ngoại ngữ tốt

Ngoài việc có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và nâng cao khả năng ngoại ngữ, một yêu cầu quan trọng khác đối với kế toán là khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin giúp kế toán xử lý dữ liệu, tính toán và tạo ra các báo cáo, trong khi khả năng ngoại ngữ mở ra cánh cửa đến các nguồn tài liệu tham khảo hữu ích.

Ngoài ra, kế toán trong doanh nghiệp sẽ thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tác, khách hàng nước ngoài. Do đó, việc sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ sẽ giúp cho kế toán có thể trao đổi, làm việc và đàm phán với đối tác một cách hiệu quả. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn đọc các tài liệu, báo cáo tài chính hoặc các thông tin liên quan đến kế toán.

Các câu hỏi thường gặp về kế toán doanh nghiệp

1. Kế toán là gì và tại sao nó quan trọng trong doanh nghiệp?

Kế toán là việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính về các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính, cân đối hồ sơ chứng từ, tổng hợp số liệu tài chính và lập báo cáo tài chính đúng quy định.

2. Đối tượng của kế toán doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật kế toán 2015 thì đối tượng kế toán doanh nghiệp gồm: Tài sản, Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác, Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh.

3. Kỹ năng cần có của kế toán doanh nghiệp

Nhân viên kế toán doanh nghiệp cần có nhiều kỹ năng như: chuyên môn, tin học văn phòng, ngoại ngữ, tiếng Anh kế toán, trung thực, đạo đức, phân tích, quan sát, năng động, sáng tạo, giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp.


Kế toán là yếu tố quan trọng và là trụ cột chính cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để thành công trong lĩnh vực này, cần có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng nhanh nhạy và chính xác. Hi vọng thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành kế toán và chúc bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Phạm An Nhàn

Tôi là Phạm An Nhàn – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị về kế toán, thuế để đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798