Theo quy định mới tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 14/02/2025 đối với giáo viên, trung tâm hoặc hộ kinh doanh muốn dạy thêm hợp pháp phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo pháp luật. Vậy điều kiện đăng ký kinh doanh dạy thêm là gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn có thể dễ dàng đăng ký và mở lớp dạy thêm tại nhà theo đúng quy định.
Quy định đăng ký kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29
Nhu cầu học thêm của học sinh ngày càng lớn, đặc biệt đối với những môn học quan trọng như Toán, Tiếng Anh hay Lý – Hóa. Nhiều giáo viên có mong muốn mở lớp dạy thêm tại nhà để vừa bổ sung thu nhập, vừa giúp học sinh củng cố kiến thức.
Tuy nhiên, với Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ 14/02/2025, không phải ai cũng có thể tự ý mở lớp dạy thêm tại nhà. Vậy giáo viên có được phép dạy thêm tại nhà không? Lạc Việt sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Giáo viên có được mở lớp dạy thêm tại nhà không?
Câu trả lời là CÓ, nhưng cần đáp ứng các điều kiện chặt chẽ theo quy định pháp luật. Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cá nhân muốn tổ chức dạy thêm có thu phí ngoài nhà trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp giáo dục.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp giáo viên không được phép dạy thêm tại nhà, bao gồm:
- Giáo viên đang giảng dạy tại các trường không được dạy thêm tại nhà (có thu phí) cho chính học sinh của mình;
- Không được tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học (trừ các lớp bồi dưỡng kỹ năng sống, nghệ thuật hoặc thể thao);
- Giáo viên trường công không được tham gia điều hành, quản lý việc dạy thêm ngoài nhà trường;
- Giáo viên trường tư không dạy thêm tại nhà khi chưa đăng ký kinh doanh;
- Giáo viên không được ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức.
Như vậy, nếu là giáo viên đang giảng dạy tại một trường học công lập, bạn vẫn có thể dạy thêm thông qua các tổ chức khác. Còn giáo viên trường tư, bạn có thể dạy thêm ngoài nhà trường và cần phải đăng ký kinh doanh.
Điều kiện để đăng ký giấy phép kinh doanh dạy thêm tại nhà
Sau khi Lạc Việt đã giải đáp được việc “giáo viên có thể mở lớp dạy thêm tại nhà” ở nội dung trên. Vậy, để đăng ký kinh doanh dạy học thêm tại nhà, giáo viên cần đáp ứng những điều kiện gì?
Dưới đây là một số điều kiện bắt buộc để giáo viên có thể mở lớp dạy thêm hợp pháp tại nhà sẽ bao gồm:
1. Đăng ký giấy phép kinh doanh dạy thêm tại nhà
Theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/02/2025, mọi hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu phí đều phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Do đó, giáo viên có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau tùy thuộc vào quy mô giảng dạy và nhu cầu:
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể (nếu lớp học có quy mô nhỏ, ít học sinh);
- Thành lập doanh nghiệp (nếu tổ chức trung tâm dạy thêm với quy mô lớn).
Đây được xem là điều kiện quan trọng đầu tiên giúp giáo viên mở lớp học dạy thêm tại nhà hợp pháp và đúng quy định.
2. Đảm bảo cơ sở vật chất và an toàn
Giáo viên mở lớp dạy thêm tại nhà cũng cần đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và an toàn như:
- Phòng học đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế phù hợp với học sinh;
- Trang bị thiết bị hỗ trợ giảng dạy như bảng, tài liệu học tập;
- Đảm bảo an toàn PCCC, có lối thoát hiểm và bình chữa cháy;
- Môi trường yên tĩnh, không gây ảnh hưởng đến khu dân cư.
3. Năng lực và chuyên môn của người giảng dạy
Ngoài ra, giáo viên phải có đủ năng lực chuyên môn giảng dạy và phẩm chất đạo đức:
- Có kiến thức chuyên sâu về môn giảng dạy, không nhất thiết có bằng sư phạm;
- Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không bị kỷ luật trong giảng dạy;
4. Tuân thủ các nguyên tắc dạy thêm, học thêm
Giáo viên phải đảm bảo hoạt động dạy thêm tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Học sinh tham gia tự nguyện, có sự đồng ý của phụ huynh;
- Không cắt giảm nội dung chương trình chính khóa để dạy thêm;
- Không dạy thêm quá nhiều giờ gây quá tải cho học sinh;
- Không tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học (trừ trường hợp đặc biệt).
5. Công khai thông tin hoạt động dạy thêm
Tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm, giáo viên cần công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm các thông tin liên quan đến lớp học như: nội dung giảng dạy, thời gian học, địa điểm, mức thu học phí và danh sách giáo viên tham gia.
Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29
Để mở lớp dạy thêm tại nhà hợp pháp theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, giáo viên cần thực hiện các bước đăng ký kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Tùy theo quy mô và nhu cầu, giáo viên có thể lựa chọn đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng hình thức:
1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình;
- Giấy ủy quyền (trường hợp các thành viên ủy quyền cho một người đại diện làm chủ hộ kinh doanh).
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
2. Thành lập doanh nghiệp
Nếu dự định mở trung tâm dạy thêm với quy mô nhiều lớp và học sinh, giáo viên có thể thành lập doanh nghiệp theo các loại hình như công ty TNHH, công ty cổ phần, v.v. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty hoặc cổ đông sáng lập (tùy theo loại hình doanh nghiệp);
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật.
- Giấy ủy quyền (trường hợp không phải người đại diện pháp luật trực tiếp đi nộp hồ sơ).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, giáo viên nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền:
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: Nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;
- Đối với doanh nghiệp: Nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Chờ xử lý và trả kết quả
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ:
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: Đối với hộ kinh doanh cá thể;
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
Những lưu ý quan trọng khi đăng ký dạy thêm tại nhà
Khi đăng ký kinh doanh dạy thêm tại nhà, giáo viên không chỉ cần tuân thủ các thủ tục pháp lý mà còn phải lưu ý đến những vấn đề quan trọng để tránh vi phạm quy định.
Dưới đây là một số lưu ý trước và sau khi xin giấy phép dạy thêm tại nhà dành cho giáo viên:
1. Đối tượng được phép đăng ký dạy thêm
Không phải ai cũng có thể đăng ký kinh doanh dạy thêm tại nhà. Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một số đối tượng được phép mở lớp dạy thêm bao gồm:
- Giáo viên trường công lập có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường trong các trung tâm hoặc tổ chức đào tạo khác;
- Giáo viên trường tư dạy thêm cho học sinh từ cấp trung học cơ sở và đã đăng ký kinh doanh theo quy định;
- Giáo viên dạy thêm có năng lực chuyên môn phù hợp với môn tham gia dạy thêm.
2. Địa điểm tổ chức dạy thêm
Địa điểm tổ chức dạy thêm cần đáp ứng các điều kiện theo quy định để đảm bảo chất lượng giảng dạy và an toàn cho học sinh. Một số yêu cầu quan trọng bao gồm:
- Phòng học có đủ ánh sáng, thoáng mát, trang bị bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh;
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, có lối thoát hiểm và trang bị bình chữa cháy nếu số lượng học sinh đông;
- Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu dân cư xung quanh.
3. Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh dạy thêm
Khi đăng ký kinh doanh dạy thêm, giáo viên cần lựa chọn mã ngành phù hợp theo hệ thống ngành nghề đăng ký kinh doanh, cụ thể:
- Mã ngành 8559:Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (bao gồm dạy thêm, luyện thi, bồi dưỡng kiến thức ngoài nhà trường).
➦ Xem thêm: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh online
4. Nghĩa vụ về thuế và tài chính
Sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm, giáo viên cần thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Thuế môn bài:
- Hộ kinh doanh cá thể: 300.000 – 1.000.000đ/năm dựa vào doanh thu;
- Doanh nghiệp: 1.000.000 – 3.000.000đ/năm dựa theo vốn điều lệ.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
- Thuế GTGT hộ kinh doanh dạy thêm là 5%.
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
- Nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp thuế TNCN 2%;
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN):
- Nếu là loại hình doanh nghiệp, tổ chức dạy thêm sẽ đóng thuế TNDN 20% trên lợi nhuận năm;
Nói chung, nếu đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức Hộ kinh doanh thì mức thuế phải đóng là 7% trên doanh thu từ việc dạy thêm, học thêm. Còn nếu đăng ký dưới hình thức là doanh nghiệp, thì công ty sẽ kinh doanh và đóng thuế theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Thuế hiện hành.
Dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh cho giáo viên dạy thêm
Bạn là giáo viên muốn mở lớp dạy thêm tại nhà nhưng gặp khó khăn với các thủ tục đăng ký kinh doanh? Bạn không chắc mình cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp?
Với dịch vụ đăng ký kinh doanh dạy thêm tại Lạc Việt, bạn sẽ không phải lo lắng về giấy tờ pháp lý phức tạp hay mất thời gian làm thủ tục.
Phí dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói chỉ từ 1.290.000đ, bạn sẽ nhận được:
- Tư vấn loại hình kinh doanh phù hợp: Chọn hộ kinh doanh hay doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động dạy thêm đúng luật;
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác: Hạn chế sai sót, đảm bảo nộp hồ sơ hợp lệ ngay lần đầu;
- Đại diện nộp hồ sơ & nhận giấy phép kinh doanh: Hoàn thành thủ tục nhanh chóng tại cơ quan có thẩm quyền, có giấy phép sau 3 – 5 ngày làm việc;
- Hỗ trợ các bước sau đăng ký: Kê khai thuế, mở tài khoản ngân hàng, công khai thông tin dạy thêm theo quy định mới.
➦ Tham khảo: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
➦ Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh dạy thêm
1. Giáo viên có được đăng ký kinh doanh dạy thêm không?
Có, giáo viên được phép đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp.
2. Dạy thêm ngoài nhà trường có phải đăng ký kinh doanh?
Có, theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT hiện nay, mọi hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu phí đều phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật.
3. Điều kiện đăng ký kinh doanh dạy thêm là gì?
Để đăng ký kinh doanh dạy thêm, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đăng ký kinh doanh: Thực hiện đăng ký theo quy định pháp luật;
- Công khai thông tin: Trước khi tuyển sinh, phải công khai các thông tin về môn học, thời lượng, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm, danh sách giáo viên và mức thu học phí trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ sở dạy thêm.
4. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm ở đâu?
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm được nộp tại:
- Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh (đối với hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể);
- Nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (đối với hình thức thành lập công ty).
5. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm là bao lâu?
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 – 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa (nếu có).
Như vậy, Lạc Việt đã chia sẻ chi tiết về điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm theo quy định mới nhất. Việc nắm rõ các bước thực hiện giúp giáo viên mở lớp dạy thêm hợp pháp, tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo quyền lợi trong quá trình hoạt động.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách thức đăng ký kinh doanh dạy thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số (028) 7308 3798 để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn thực hiện nhanh chóng, chính xác!