Hiện nay, đăng ký kinh doanh hộ cá thể đang trở nên phổ biến vì thủ tục đăng ký đơn giản và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về lệ phí và thuế cần nộp khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Để giải đáp thắc mắc này, Lạc Việt sẽ cung cấp thông tin cụ thể về mức phí và các loại thuế cần nộp, hãy cùng theo dõi nhé.

lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Lệ phí khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ như sau:

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký và chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản cá nhân cho các hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp hộ gia đình đăng ký, một thành viên sẽ được ủy quyền để đại diện cho hộ kinh doanh. Người được ủy quyền này, hoặc cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, sẽ trở thành chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể không giống như doanh nghiệp, không có con dấu và chỉ chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh thông qua tài sản cá nhân hoặc gia đình.

Tìm hiểu thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì? Quy định, đặc điểm hộ kinh doanh

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài Chính – Kế Toán trực thuộc Quận/Huyện, nơi đăng ký địa điểm của hộ kinh doanh. Ngoài ra, có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể trực tuyến tại trang web Dịch vụ công của Văn phòng chính phủ.

Hồ sơ cần chuẩn bị trong quá trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục III-1 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu hợp lệ của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ (không cần công chứng) nếu chủ hộ đứng tên tại địa chỉ hộ kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Để biết thêm thông tin về thủ tục và hồ sơ cần thiết, bạn có thể xem bài: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể năm 2024

Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?

Theo Thông tư 85/2019/TT-BTC, việc quyết định mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản phải nộp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).

Cụ thể:

  • Tại TP.HCM, mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000đ/1lần đăng ký (theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TPHCM
  • Tại Hà Nội, mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000đ/1 lần đăng ký (theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội)

Có thể thấy, lệ phí đăng ký kinh doanh được áp dụng ở mức thấp để tạo cơ hội cho hộ kinh doanh đăng ký tham gia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu bạn tự làm mọi thủ tục để thành lập hộ kinh doanh cá thể, chi phí sẽ cao hơn do phải bao gồm cả chi phí di chuyển, chuẩn bị hồ sơ và bổ sung hồ sơ nếu sai sót.

Lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình tại Việt Nam không giống nhau ở các tỉnh/thành phố. Sau đây là một số mức lệ phí tham khảo tại một số nơi ở Việt Nam:

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Lệ phí cho cửa hàng, dịch vụ, sản xuất nhỏ: Từ 100.000đ đến 500.000đ. Lệ phí cho kinh doanh trên mạng: Từ 500.000đ 1.000.000đ.
  • Tại Hà Nội: Lệ phí cho cửa hàng, dịch vụ, sản xuất nhỏ: Từ 200.000đ đến 400.000đ. Lệ phí cho kinh doanh trên mạng: Từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ.

Bạn nên lưu ý đây chỉ là một số mức lệ phí tham khảo và có thể thay đổi theo quy chế của từng nơi. Để biết chắc chắn lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình tại địa phương của bạn, bạn nên liên hệ với cục thuế hoặc sở kế hoạch và đầu tư tại nơi bạn để được hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất.

Các loại thuế cần nộp khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể

lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể 02
Các loại thuế khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần nộp

Hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Thuế môn bài (lệ phí môn bài);
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);

Các khoản thuế này sẽ được tính dựa trên doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh. Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên, bảo vệ môi trường… thì cũng phải nộp các loại thuế này theo luật định.

1. Thuế môn bài

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2017 trở đi thì lệ phí môn bài cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được xác định theo mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh, gồm 3 mức như sau:

TRƯỜNG HỢP MỨC THUẾ PHẢI NỘP
Doanh thu của hộ kinh doanh từ 100 triệu/ năm trở xuống Miễn thuế
Cá nhân/Gia đình/Nhóm sản xuất, kinh doanh muối không thường xuyên và không có địa điểm cố định. Tổ chức/Cá nhân/Nhóm/Gia đình nuôi trồng, đánh bắt và cung cấp dịch vụ hậu cần liên quan đến ngành công nghiệp thủy sản. Miễn thuế
Doanh thu của hộ kinh doanh từ 100 triệu đến 300 triệu/ năm 300.000đ/ năm
Doanh thu của hộ kinh doanh từ 300 triệu đến 500 triệu/ năm 500.000đ/ năm
Doanh thu của hộ kinh doanh trên 500 triệu/ năm 1.000.000đ/ năm

2. Thuế giá trị gia tăng

Theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC, hộ kinh doanh cá thể áp dụng phương pháp thuế khoán để tính thuế giá trị gia tăng, dựa trên doanh thu từng lĩnh vực, ngành, nghề với các tỷ lệ thuế như sau:

  • Phân phối và cung cấp hàng hoá: 1%.
  • Dịch vụ và xây dựng (không bao gồm nguyên vật liệu): 5%.
  • Sản xuất, vận tải và các dịch vụ liên quan đến hàng hoá, xây dựng (bao gồm nguyên vật liệu): 3%.
  • Các hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đối với một số trường hợp còn lại, cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán, tức là tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:

  • Phân phối và cung cấp hàng hoá: 0,5%.
  • Dịch vụ và xây dựng (không bao gồm nguyên vật liệu): 2%.
  • Các hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ kèm theo hàng hoá, xây dựng bao gồm nguyên vật liệu: 1,5%.
  • Một số hoạt động kinh doanh khác: 1%.

Như vậy, hộ kinh doanh của bạn sẽ phải nộp các loại thuế sau: thuế thu nhập cá nhân theo doanh thu hàng tháng, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài theo doanh thu hàng năm. Nếu doanh thu của bạn từ 150-200 triệu/năm thì bạn sẽ đóng lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm theo Thông tư số 302/2016/TT-BTC.

Các đối tượng được miễn lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ được miễn thuế. Ngoài ra, các đối tượng sau cũng được miễn lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

  • Hộ kinh doanh sản xuất muối;
  • Cá nhân, hộ gia đình sản xuất và kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;
  • Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần về nghề cá.

Trên đây là các trường hợp được miễn lệ phí theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Để tìm hiểu thêm về các đối tượng, ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh, hãy xem thêm bài viết: Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Lệ phí thành lập, đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Lạc Việt

Lệ phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói tại Lạc Việt chỉ 1.500.000đ. Trong suốt thời gian hoạt động và tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, chúng tôi hiểu được những khó khăn và phiền phức khi khách hàng tự thực hiện các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ. Việc này nhìn chung có thể tiết kiệm được chi phí, nhưng trên thực tế lại rất mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Từ bây giờ, hãy từ bỏ suy nghĩ về lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể của những công ty dịch vụ quá cao, quý khách hàng hãy suy nghĩ đến những lợi ích mà dịch vụ này đem lại như:

  • Không cần bỏ thời gian đi lại, trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
  • Chỉ cần cung cấp CMND/CCCD/Hộ chiếu và hợp đồng thuê nhà;
  • Thanh toán lệ phí đăng ký hộ kinh doanh linh động, trả trước 50% ban đầu và 50% còn lại sau khi nhận được kết quả;
  • Thời gian nhận giấy phép đăng ký hộ kinh doanh từ 5 – 7 ngày làm việc.

Lạc Việt luôn làm việc theo phương châm “Tư vấn tận tâm – Dịch vụ xứng tầm”. Vì vậy, khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Lạc Việt sẽ không phải đợi lâu mới có kết quả. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiệt tình tiếp nhận và xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ và hiệu quả của hồ sơ.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, hãy tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh giá rẻ

Từ những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên liên quan đến chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể, hi vọng quý khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn để không tốn thêm thời gian, công sức và chi phí khi chuẩn bị thành lập hộ kinh doanh cá thể. Nếu có thêm những thắc mắc hoặc cần chúng tôi giải thích cụ thể hơn, có thể liên hệ với chúng tôi bằng 1 trong 2 cách sau:


  • Điện thoại: 0931 398 798
  • Email: cskhketoanlacviet@gmail.com

Phan Châu Thịnh

Phan Châu Thịnh – Thành viên sáng lập của Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Tôi là một chuyên gia pháp lý có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Luật doanh nghiệp. Tôi chuyên tư vấn và hỗ trợ các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh, thay đổi nội dung trên Giấy đăng ký kinh doanh.



Tư vấn: 0931 398 798