Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn giữa thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH là một quyết định quan trọng. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và pháp lý trong tương lai. Để đưa ra quyết định phù hợp, hãy cùng Lạc Việt phân tích chi tiết hơn về hai loại hình này, từ đó bạn có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất.
Điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH
Mặc dù công ty cổ phần và công ty TNHH là hai loại hình doanh nghiệp có nhiều điểm khác biệt rõ rệt về cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn và quyền quản lý, nhưng cả hai loại hình này vẫn có một số điểm chung giống nhau, cụ thể như:
- Cả hai đều có tư cách pháp nhân từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thành viên/cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp;
- Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có tổ chức bộ máy quản lý với các chức danh như Giám đốc, Kế toán trưởng;
- Có nghĩa vụ nộp thuế và có trách nhiệm với người lao động theo các quy định hiện hành.
So sánh điểm khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH
Mặc dù có một số điểm chung giống nhau, nhưng công ty cổ phần và công ty TNHH vẫn có những điểm khác biệt quan trọng. Việc nắm rõ những khác biệt này sẽ giúp bạn chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết những điểm khác nhau giữa hai loại hình này mà bạn có thể tham khảo.
TIÊU CHÍ | CÔNG TY CỔ PHẦN | CÔNG TY TNHH |
1. Số lượng thành viên |
|
|
2. Vốn điều lệ | Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần, và được ghi nhận qua cổ phiếu. | Vốn điều lệ do các thành viên đóng góp, và không chia thành các phần bằng nhau. |
3. Cơ cấu tổ chức | Phức tạp hơn với ba cơ quan quản lý chính: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. | Cơ cấu tổ chức đơn giản, bao gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc). |
4. Khả năng huy động vốn | Có quyền phát hành cổ phiếu, dễ dàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. | Không có quyền phát hành cổ phiếu, do đó khả năng huy động vốn hạn chế hơn. |
5. Chuyển nhượng vốn | Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ khi Điều lệ công ty có quy định hạn chế. | Việc chuyển nhượng vốn cần được sự đồng ý của các thành viên còn lại, nếu không đồng ý, phải chào bán cho các thành viên khác trước. |
➦ Tham khảo thêm:
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần;
- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?
Dựa trên những phân tích của Lạc Việt về điểm giống và khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần ở trên. Có thể thấy, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, định hướng phát triển, khả năng tài chính và số lượng cổ đông hoặc thành viên góp vốn.
Từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cho nhiều cá nhân/tổ chức, Lạc Việt muốn chia sẻ đến bạn ba tiêu chí để bạn có thể dễ dàng quyết định được loại hình doanh nghiệp phù hợp, cụ thể:
➤ Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn
- Nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh, có kế hoạch huy động vốn từ nhiều nguồn và dự định đưa công ty lên sàn chứng khoán, công ty cổ phần sẽ là lựa chọn tối ưu. Loại hình này cho phép doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư, đồng thời dễ dàng thu hút các nhà đầu tư mới thông qua việc chuyển nhượng cổ phần;
➤ Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ
- Nếu công ty bạn có số lượng cổ đông ít, vốn nhỏ, và không có kế hoạch mở rộng quy mô quá lớn, việc thành lập công ty TNHH sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và quản lý thuế. Loại hình này phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp tiết kiệm chi phí quản lý và giữ được sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày;
➤ Khả năng quản lý và kiểm soát
- Nếu bạn ưu tiên sự đơn giản và muốn kiểm soát dễ dàng hơn, công ty TNHH với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn sẵn sàng chấp nhận một cơ cấu quản lý phức tạp hơn để đổi lấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ, công ty cổ phần sẽ mang lại lợi ích lớn hơn.
Dịch vụ thành lập công ty TNHH và công ty cổ phần của Lạc Việt
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân trong việc lựa chọn giữa loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH hoặc đã có quyết định nhưng chưa biết cách thực hiện các thủ tục cần thiết. Hãy cân nhắc đến việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Lạc Việt.
Với chi phí trọn gói chỉ từ 1.290.000 đồng (gói cơ bản), Lạc Việt sẽ hỗ trợ toàn diện bao gồm:
- Tư vấn miễn phí cách đặt tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, giúp bạn lựa chọn đúng với nhu cầu;
- Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần và bàn giao kết quả tận nơi chỉ sau khoảng 4 – 5 ngày làm việc.
Một số câu hỏi thường gặp về công ty cổ phần và công ty TNHH
1. Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?
Việc chọn loại hình công ty phụ thuộc vào số lượng thành viên, quy mô và định hướng phát triển. Nếu có từ 3 người trở lên muốn kinh doanh lĩnh vực cần vốn lớn và đưa công ty lên sàn thì nên thành lập công ty cổ phần.
Ngược lại, nếu là mô hình vừa và nhỏ với 1 hoặc 2 thành viên góp vốn, nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.
2. Công ty TNHH hay công ty cổ phần có khả năng kêu gọi vốn nhiều hơn?
Công ty cổ phần có khả năng thu hút vốn cao hơn so với công ty TNHH, lý do là:
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán và không giới hạn số lượng cổ đông;
- Ngược lại, công ty TNHH chỉ có thể tăng vốn thông qua việc đóng góp từ các thành viên hiện có hoặc nhận thêm vốn từ các thành viên mới.
3. Công ty cổ phần và công ty TNHH có gì khác nhau?
Công ty cổ phần và công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên có sự khác nhau khá rõ rệt về:
- Cơ cấu tổ chức;
- Khả năng huy động vốn;
- Chuyển nhượng vốn góp/cổ phần;
- Số lượng thành viên/cổ đông.
➦ Tìm hiểu thêm về: Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần
Hy vọng những thông tin so sánh điểm giống và khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH từ Lạc Việt đã giúp bạn có thể đưa ra lựa chọn. Nếu bạn vẫn còn phân vân giữa hai loại hình doanh nghiệp này hoặc cần hỗ trợ thêm trong quá trình thành lập, đừng ngần ngại liên hệ với Lạc Việt để nhận tư vấn miễn phí về thủ tục.