Bạn muốn lập doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ và tìm hiểu về các điều kiện, thủ tục pháp lý. Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước, trình tự và thủ tục cần thiết để đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bao gồm điều kiện, thủ tục và vốn điều lệ cần có để thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoàn chỉnh.
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì?
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi một cá nhân làm chủ. Người sở hữu doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân chỉ được phép sở hữu một doanh nghiệp tư nhân duy nhất. Đồng thời, không thể là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của một Công ty hợp danh. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn vào các Công ty hợp danh, Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần hoặc phần vốn góp.
Chính vì điều này, doanh nghiệp tư nhân sẽ có những ưu điểm nổi bật. Chẳng hạn như thủ tục thành lập đơn giản, ít giấy tờ pháp lý và chi phí hoạt động thấp. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm tài chính bằng tài sản của mình. Do đó, rủi ro kinh doanh cũng sẽ lớn hơn những loại hình doanh nghiệp khác.
Tìm hiểu thêm về: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân Mới Nhất
Trước khi quyết định đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Bạn cần hiểu rõ về những điều kiện cần và đủ trước khi thành lập. Vậy điều kiện vàthủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân đúng theo quy định của pháp luật thì phải lưu ý những điều sau đây:
1. Điều kiện về chủ thể của doanh nghiệp tư nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân phải do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu;
- Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh;
- Chủ thể doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về quy phạm pháp luật.
2. Điều kiện chung theo quy định pháp luật:
Ngoài những điều kiện đặc thù của của chủ thể doanh nghiệp được nêu trên. Doanh nghiệp tư nhân cần đáp ứng thêm một số yêu cầu theo đúng quy định chung của pháp luật. Tại Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định rõ như sau:
- Tên doanh nghiệp không bị trùng và phải đảm bảo cách đặt tên công ty đúng quy định;
- Trụ sở của doanh nghiệp tư nhân phải hợp pháp và có địa chỉ rõ ràng để đảm bảo tính pháp lý;
- Ngành nghề kinh doanh phải đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam;
- Vốn phải đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
Với 2 điều kiện nêu trên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định và thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhận để bắt đầu phát triển và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đối Tượng Nào Nên Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
Như nội dung chúng tôi đã chia sẻ ở trên, doanh nghiệp tư nhân là hình thức doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và quản lý. Vì vậy, có rất nhiều người lựa chọn đăng ký thành lập. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại hình doanh nghiệp này.
Những đối tượng nào phù hợp để đăng ký doanh nghiệp tư nhân? Đây được xem là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, cần được giải đáp. Với kinh nghiệm đã và đang thành lập doanh nghiệp tư nhân cho hơn 500 khách hàng. Lạc Việt thường đăng ký doanh nghiệp tư nhân cho 1 trong 3 nhóm đối tượng sau:
- Những người muốn khởi nghiệp kinh doanh một cách độc lập. Họ không cần phải chia sẻ quyền hạn hay lợi nhuận với bất kỳ ai khác;
- Những người muốn kiểm soát hoàn toàn hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định công việc của mình mà không bị phụ thuộc vào ai khác;
- Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Họ muốn thử sức mình trong một môi trường khởi nghiệp vừa và nhỏ.
Một số ngành nghề phù hợp để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:
- Thương mại: Bán lẻ, bán buôn, đại lý, thương mại điện tử,…
- Dịch vụ: Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, spa, thẩm mỹ, giáo dục, tư vấn, bảo vệ, vệ sinh,…
- Sản xuất: Sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, mỹ phẩm, may mặc, điện tử, cơ khí, gỗ, nước uống đóng chai,…
- Xây dựng: Xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, cầu đường, thủy lợi,…
- Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…
Xem Thêm: Thành lập Công ty TNHH 1, 2 thành viên trở lên nhanh uy tín
Sự Khác Nhau Giữa Doanh Nghiệp Tư Nhân Với Loại Hình Doanh Nghiệp Khác
TỔNG QUAN | DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN | LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC |
1. Khả năng chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ của công ty | Tự chịu trách nhiệm vô hạn bởi chính tài sản của chủ công ty. | Trách nhiệm của các thành viên góp vốn và cổ đông chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn họ đã đóng góp vào công ty, trừ trường hợp các thành viên trong doanh nghiệp hợp danh. Ngoài ra, họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và tài sản khác của công ty. |
2. Chủ thể thành lập công ty | Chủ sở hữu là cá nhân duy nhất | Cá nhân, tổ chức |
3. Quyền thành lập, góp vốn của chủ công ty, thành viên, cổ chủ yếu doanh nghiệp | – Mỗi cá nhân chỉ được phép sở hữu duy nhất một doanh nghiệp tư nhân
– Chủ sở hữu DNTN cũng phải tuân thủ các quy định về việc không được là chủ hộ sản xuất và thành viên của công ty hợp danh. – Chủ DNTN vẫn có thể tham gia góp vốn vào các loại hình công ty khác, trừ doanh nghiệp hợp danh. |
Thành viên góp vốn, cổ chủ yếu doanh nghiệp được phép tham gia góp vốn thành lập không gới hạn các loại hình công ty khác (ngoại trừ công ty nhà nước, doanh nghiệp hợp danh) |
4. Quyền góp vốn, thành lập của công ty. | Doanh nghiệp tư nhân không được phép tham gia vào việc góp vốn hoặc mua cổ phần của các công ty khác. | Công ty được phép tự nhân danh mình tham gia góp vốn, thành lập các loại hình DN khác. |
5. Khả năng phát hành chứng khoán |
Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. |
|
Hồ Sơ Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân Đầy Đủ
Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- 01 giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo mẫu tại Phụ lục I-1 mới nhất hiện nay;
- 01 bản sao y CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
- 01 giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thực hiện và trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký.
Thủ Tục Đăng Ký Doanh Nghiệp Tư Nhân Mới Nhất
Quy trình, thủ tục khi đăng ký doanh nghiệp tư nhân khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký
Người thực hiện trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký thành lập cty theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia. Người nộp hồ sơ phải sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ. Thanh toán phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 2: Tiếp nhận và thông báo
Sau khi thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân online ở bước 1. Người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận qua mạng thông tin điện tử. Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện vì một số lý do như: thiếu thông tin, sai sót… Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận và trả kết quả đăng ký
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đủ điều kiện được cấp phép đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp
Khi đã được cấp phép giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền thực hiện sẽ đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia. Bao gồm tất cả những thông tin trên tờ giấy phép, như: tên công ty, mã số thuế, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh…
Hỗ Trợ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Nhanh
Đối với các cá nhân, người thành lập đang có ý định tự thực hiện theo hướng dẫn ở các bước trên. Khi đó, việc thực hiện sẽ trở nên khó khăn, phức tạp và mất nhiều thời gian do chưa am hiểu hết về quy trình cũng như thủ tục đăng ký. Do đó, để đăng ký thành lập công ty nhanh, tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ ngay với dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Lạc Việt. Mọi thủ tục, hồ sơ đã có chuyên viên chuẩn bị và thực hiện toàn bộ như:
- Tư vấn ngành nghề, loại hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp tư nhân;
- Tư vấn cách đặt tên công ty cho chủ doanh nghiệp;
- Chuẩn bị, thu thập thông tin, giấy tờ của người đại diện pháp luật. Như: CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật;
- Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện nộp các thủ tục pháp lý đăng ký thành lập;
- Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;
- Thay doanh nghiệp nhận và bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu;
- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan sau khi thành lập;
- Tư vấn, giải quyết các vấn đề về kế toán, thuế, báo cáo tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.