Bổ sung, đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh là một thủ tục quan trọng và cần thiết khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động vào lĩnh vực mới. Thủ tục này tuy đơn giản nhưng có thể tốn nhiều thời gian để hoàn thành. Để hiểu rõ hơn về thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thêm ngành nghề kinh doanh, hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu trong bài viết này

Ngành nghề kinh doanh là gì?

ngành nghề kinh doanh
Khái niệm về ngành nghề kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh là các hoạt động kinh tế được cơ quan chính phủ cho phép các doanh nghiệp thực hiện và hoạt động. Các ngành kinh doanh sẽ được chia theo Hệ thống Ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm có 5 cấp.
  • Trong một số trường hợp nếu một ngành kinh doanh không có trong Hệ thống Ngành kinh tế Việt Nam nhưng lại được quy định trong văn bản pháp luật khác, thì ngành này sẽ tuân theo quy định của văn bản đó.
  • Ngoài ra, với một số ngành nghề kinh doanh chưa được quy định cụ thể trong văn bản của pháp luật và không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì cơ quan đăng ký sẽ xem xét, ghi nhận thông tin của ngành nghề đó vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, miễn là không thuộc ngành nghề bị cấm đầu tư.

Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục mà doanh nghiệp thực hiện để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình.

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể bổ sung một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

bổ sung ngành nghề kinh doanh
Khái niệm về bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục mà doanh nghiệp thực hiện để điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình.

Thủ tục này cũng được thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi nào cần thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh?

  • Doanh nghiệp thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh khi muốn đăng ký kinh doanh thêm một hoặc các ngành nghề mới không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trước đó trên Giấy phép kinh doanh.
    Doanh nghiệp muốn giảm bớt hoặc loại bỏ một số ngành nghề đã đăng ký trước đó vì một lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó.
  • Theo pháp luật quy định năm 2019, doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề thì cần có đầy đủ chứng chỉ trong quá trình hoạt động. Trong đó, các thành viên của công ty cần có Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh kèm theo hồ sơ nhân sự được quy định theo luật lao động.
  • Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc cao hơn vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh đó. Theo Luật doanh nghiệp 2020, khi thành lập công ty, doanh nghiệp không cần chứng minh vốn pháp định cho các ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn. Điều này áp dụng cho việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp không cần chứng minh vốn pháp định.

Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm những gì?

hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đầy đủ nhất

1. Hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho Công ty cổ phần

  • 01 Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (theo mẫu Phụ lục II-1 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • 01 Biên bản cuộc họp của hội đồng cổ đông về việc thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • 01 Quyết định về thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần.
  • 01 Giấy ủy quyền cho Lạc Việt thực hiện thủ tục bổ sung,thay đổi ngành nghề kinh doanh (Giấy này không cần công chứng, chứng thực).
  • 01 Bản sao của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • 01 Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

2. Hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho Công ty TNHH 1 thành viên

  • 01 Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-1.
  • 01 Biên bản cuộc họp của chủ sở hữu về việc thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • 01 Quyết định về thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty của chủ sỡ hữu.
  • 01 Giấy ủy quyền cho Lạc Việt thực hiện thủ tục bổ sung,thay đổi ngành nghề kinh doanh  không cần công chứng, chứng thực).
  • 01 Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

3. Hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • 01 Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-1.
  • 01 Biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên về việc thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • 01 Quyết định về thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của hội đồng thành viên công ty.
  • 01 Giấy ủy quyền cho Lạc Việt thực hiện thủ tục bổ sung,thay đổi ngành nghề kinh doanh  không cần công chứng, chứng thực).
  • 01 Bản sao của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • 01 Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Khi đã hoàn thành và chuẩn bị hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh như Lạc Việt đã hướng dẫn ở trên.

Bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh bằng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).

Đây là cách nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh nhanh nhất và mới nhất hiện nay được nhiều doanh nghiệp sử dụng, sau khi hồ sơ được duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo về việc hồ sơ hợp lệ và trả kết quả tại nhà qua đường bưu điện.

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

1. Tư vấn và chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Lạc Việt sẽ tư vấn cho bạn về điều kiện kinh doanh các ngành nghề cần thay đổi và các thủ tục pháp lý liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn sử dụng dịch vụ của Lạc Việt, chuyên viên pháp lý sẽ hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh và trình ký hồ sơ tận nơi.

2. Nộp hồ sơ thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, đóng lệ phí

Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và đóng lệ phí trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Nhận kết quả thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề sẽ được gửi về trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.

Một số lưu ý quan trọng khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trong số các thủ tục pháp lý doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được xem là một quy trình quan trọng và phức tạp.

Để hạn chế được sai sót khi thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đủ và đúng hồ sơ tài liệu. Bạn có thể tải về Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại đây.

Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ điền các thông tin theo mẫu, bạn có thể liên hệ với Lạc Việt để được cung cấp và tư vấn soạn thảo hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý thêm một số thông tin sau:

Lưu ý về thông tin hồ sơ

  • Khi nộp hồ sơ, bạn không nên viết tay vào các mẫu và không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ, thay vào đó thì nên dùng ghim kẹp. Hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, cũng như các loại giấy tờ kèm theo, phải được in trên giấy khổ A4.
  • Bạn cần đăng ký số điện thoại liên hệ và sắp xếp ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có những thông tin này.
  • Phần bìa bên ngoài hồ sơ nên được làm bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng, không có chữ sử dụng cho mục đích khác.

Lưu ý về mã ngành nghề kinh tế tại Việt Nam trong hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

  • Khi thực hiện thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải áp dụng mã ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTq trong mã ngành nghề kinh tế Việt Nam.
  • Đối với các ngành nghề không có trong mã ngành kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp sẽ ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4.
  • Đối với các ngành nghề có chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 và được cấp phép hoạt động ngay khi nộp hồ sơ bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh, không cần cung cấp chứng chỉ hành nghề tại thời điểm nộp hồ sơ.

Lưu ý: Đối với ngành nghề có chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề khi bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Tìm hiểu chi tiết: Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất

Lưu ý khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • Theo Luật Đầu tư năm 2020, hiện có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện trước khi đi vào hoạt động ngành nghề kinh doanh đó khi thành lập hay bổ sung ngành nghề kinh doanh.
  • Đối với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn pháp định, giấy phép con, chứng chỉ,… doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện để thay đổi ngành nghề kinh doanh một cách hợp pháp và có khả năng thực hiện được ngành nghề kinh doanh đó trên thực tế.

Có thể bạn chưa biết: Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào?

thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh

Theo Điều 32, Chương II của Luật doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH & ĐT nơi công ty đặt trụ sở chính trong vòng 10 ngày (tính từ thời điểm có thay đổi).

Nếu không gửi thông báo trong thời hạn này, cá nhân hoặc tổ chức sẽ bị xử phạt theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể, nếu doanh nghiệp không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ bị phạt hành chính, mức phạt cụ thể như sau:

  • Nếu quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày, doanh nghiệp sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000đ;
  • Nếu quá thời hạn từ 31 đến 90 ngày, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000đ;
  • Nếu quá thời hạn từ 91 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000đ.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Lạc Việt

Đối với các doanh nghiệp không có bộ phận pháp lý, việc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh có thể mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường sẽ ủy quyền cho một đơn vị cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh để thực hiện các thủ tục thay đổi và bổ sung ngành nghề.

phí dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Bảng chi phí dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Lạc Việt

Lạc Việt là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề uy tín cho doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giỏi nhiều năm kinh nghiệm, đã và đang thực hiện đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh cho nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên khắp các tỉnh thành.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh?

  • Bạn sẽ không cần phải mất thời gian đi lại.
  • Bạn chỉ cần cung cấp thông tin mã ngành nghề cần bổ sung hoặc thay đổi, kèm theo CMND/CCCD sao y công chứng là đủ.
  • Khi ký hợp đồng, bạn chỉ cần thanh toán 50% và thanh toán phần còn lại khi đã nhận được giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Lạc Việt sẽ chủ động thực hiện các thủ tục sớm nhất khi đã có thông tin của khách hàng mà không nhất thiết phải nhận được tiền ứng trước của khách.
  • Lạc Việt, với đội ngũ chuyên viên trong lĩnh vực kế toán, am hiểu sâu rộng về pháp lý doanh nghiệp, có thể tối ưu chi phí thuế và hoàn thành thủ tục bổ sung ngành nghề chính xác nhất cho doanh nghiệp.
  • Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Lạc Việt luôn báo giá trọn gói để khách hàng có con số rõ ràng về chi phí phải bỏ ra.

Một số câu hỏi thường gặp khi bổ sung và thay đổi nghề kinh doanh

Phí thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty 2024 là bao nhiêu?

Rất nhiều người đang quan tâm đến chi phí bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hiện nay. Các mức phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn có sử dụng dịch vụ bổ sung ngành nghề hay không.

Thông thường, lệ phí thay đổi ngành nghề trong giấy đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm hai khoản chính: phí đóng tại cơ quan nhà nước và phí dịch vụ.

Đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh online được không?

Để đăng ký và bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tiếp theo, bạn có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trước khi thay đổi, bổ sung ở đâu?

Để thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh khi làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn có thể tham khảo hệ thống tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của Lạc Việt để tra cứu một cách chính xác và chi tiết hơn.

Doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện có được không?

Khi đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện khi bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì phải đăng ký thay đổi nội dung doanh nghiệp cho phù hợp. Ví dụ, khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định mà vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định, doanh nghiệp phải tăng vốn điều lệ đồng thời với việc bổ sung ngành nghề.
  • Sau khi hoàn thành việc bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Chúc bạn thành công!

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798