Thay đổi giấy phép kinh doanh là quy trình quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi thông tin như tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề trên Giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Lạc Việt sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị để giúp doanh nghiệp tránh sai sót và tiết kiệm thời gian.

thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
Hướng dẫn thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp thay đổi giấy phép kinh doanh trong trường hợp nào?

Giấy phép kinh doanh đóng vai trò quan trọng, thể hiện thông tin và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp có sự phát sinh về thay đổi thông tin trên giấy phép, doanh nghiệp cần làm làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Thay đổi tên của công ty, doanh nghiệp;
  • Thay đổi thông tin về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Điều chỉnh thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, bỏ bớt hoặc thêm ngành nghề mới;
  • Sửa đổi thông tin đăng ký vốn điều lệ, bao gồm việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, cấu trúc lại mức vốn góp hoặc cổ phần,…
  • Thay đổi thông tin về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
  • Điều chỉnh thông tin về thành viên tham gia hoặc cổ đông góp vốn của doanh nghiệp;
  • Chuyển đổi loại hình công ty;
  • Cập nhật các thông tin khác như số CCCD, số điện thoại, email, fax…

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể thực hiện việc điều chỉnh một hoặc nhiều nội dung thay đổi cùng lúc.

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng

Hiện nay, việc thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng đã giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cách thức thực hiện này, dưới đây là các bước thực hiện mà Lạc Việt thường áp dụng:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản đăng ký kinh doanh

Để thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng, bạn cần đăng nhập vào tài khoản đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Lựa chọn hình thức đăng ký

Sau khi đăng nhập vào tài khoản đăng ký kinh doanh, bước tiếp theo sẽ là lựa chọn hình thức đăng ký. Tại đây, doanh nghiệp có thể chọn đăng ký mới hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp sẽ giúp hệ thống cung cấp các mẫu hồ sơ và hướng dẫn liên quan để doanh nghiệp có thể hoàn thành các bước tiếp theo một cách chính xác và hiệu quả.

thay đổi giấy phép kinh doanh 2
Chọn loại đăng ký trực tuyến

Bước 3: Chọn thông tin doanh nghiệp cần đăng ký thay đổi

Doanh nghiệp cần nhập thông tin về mã số doanh nghiệp hoặc mã số nội bộ, để hệ thống tra cứu và hiển thị thông tin của doanh nghiệp trước khi thực hiện bước tiếp theo.

thay đổi giấy phép kinh doanh 3
Tìm kiếm thông tin doanh nghiệp để đăng ký thay đổi

Bước 4: Chọn loại đăng ký thay đổi

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ chọn mục “thay đổi nội dung trên giấy phép đăng ký kinh doanh“.

thay đổi giấy phép kinh doanh 5
Chọn loại đăng ký thay đổi

Bước 5: Đính kèm tài liệu liên quan

Tải file đính kèm tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi giấy phép kinh doanh dưới dạng bản scan và có kèm theo chữ ký.

Lưu ý: Tài liệu tải lên phải là định dạng văn bản có đuôi là .pdf, .doc và dung lượng không vượt quá 15MB.

thay đổi giấy phép kinh doanh 8
Đính kèm tài liệu liên quan lên hệ thống

Bước 6: Thanh toán và hoàn tất quy trình thay đổi GPKD

Sau khi đã tải lên tài liệu đính kèm, doanh nghiệp cần kiểm tra lại toàn bộ thông tin hiển thị trên hệ thống. Nếu hồ sơ đã chính xác và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán điện tử để hoàn tất quá trình nộp thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh online.

Có thể thấy, quy định này giúp rút ngắn và tiết kiệm công sức trong quá trình thay đổi giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp không cần phải đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh mà có thể thực hiện qua mạng điện tử.

Xem thêm: Hồ sơ & thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh

hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Các loại hồ sơ thay đổi Giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay.

1. Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi tên doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông;
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

2. Hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Quy trình thay đổi địa chỉ trụ sở chính thường sẽ phức tạp hơn so với những hình thức thay đổi khác trên giấy phép. Do việc thay đổi địa chỉ được chia ra làm 2 trường hợp là thay đổi địa chỉ cùng quận/huyện và khác quận/huyện làm thay đổi cơ quan đăng ký thuế.

2.1 Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty cùng quận

  • Thông báo thay đổi GPKD;
  • Quyết định của chủ sỡ hữu về việc thay đổi địa chỉ trụ sở công ty;
  • Quyết định và biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần);
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

Tham khảo chi tiết: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận

2.2 Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty khác quận

Đối với thủ tục thay đổi địa chỉ công ty sang quận/huyện khác, hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi GPKD;
  • Hồ sơ chốt thuế tại quận/huyện cũ;
  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST;
  • Quyết định của chủ sỡ hữu về việc thay đổi địa chỉ trụ sở công ty;
  • Quyết định và biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần);
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh khác quận

3. Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

4. Hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ

Nếu doanh nghiệp muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ, hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty;
  • Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
  • Văn bản xác nhận việc góp vốn của các thành viên mới (trong trường hợp có thành viên mới tham gia góp vốn);
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của thành viên mới;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

5. Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu, thành viên công ty

Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên và thay đổi thêm thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hồ sơ bao gồm:

  • Biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên;
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Danh sách thông tin các thành viên cần thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

6. Hồ sơ thay đổi người đại diện pháp luật

  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện pháp luật;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật cần thay đổi;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện không tự nộp hồ sơ).

7. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản điều lệ mới của công ty chuyển đổi;
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập (đối với loại hình Công ty cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình công ty;
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình công ty;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên, cổ đông sáng lập.

Dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại Lạc Việt

Có thể thấy, từ quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh như trên, rõ ràng không phải là công việc đơn giản. Các bước liên quan đến việc này đòi hỏi sự am hiểu và thời gian đáng kể. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc nắm bắt đầy đủ các yêu cầu và thực hiện chúng một cách chính xác là một thách thức.

Do đó, nếu bạn không có thời gian hoặc chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện, hãy tham khảo dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Lạc Việt, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục một cách nhanh chóng trong thời gian sớm nhất.

Dưới đây là danh sách các dịch vụ tại Lạc Việt:

 Dịch vụ thay đổi tên công ty
 Dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty
 Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh
 Dịch vụ tăng vốn điều lệ
 Dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật
Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Dịch vụ thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Dịch vụ thay đổi cổ đông cho công ty cổ phần (CP)

Một số câu hỏi thường gặp khi thay đổi giấy phép kinh doanh

1. Các trường hợp không cần làm thủ tục thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh?

Dưới đây là 2 trường hợp không cần thay đổi giấy phép kinh doanh:

  • Khi thay đổi thông tin cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Khi thay đổi cổ đông sáng lập (trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập vì chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua).

2. Mức phạt khi chậm thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh là bao nhiêu?

Các doanh nghiệp cần thông báo việc thay đổi thông tin trên GPKD đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm có sự thay đổi. Nếu quá thời hạn này, doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP như sau:

  • Quá hạn từ 1 đến 30 ngày: Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
  • Quá hạn từ 31 đến 90 ngày: Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
  • Quá hạn từ 91 ngày trở lên: Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Thay đổi giấy phép kinh doanh có cần làm lại con dấu không?

Khi thay đổi giấy phép kinh doanh, việc có cần làm lại con dấu hay không phụ thuộc vào nội dung thay đổi. Nếu thông tin thay đổi ảnh hưởng đến nội dung trên con dấu hiện tại của doanh nghiệp, như tên công ty hoặc địa chỉ trụ sở chính, thì bạn sẽ cần phải khắc lại con dấu. Tuy nhiên, nếu những thay đổi không liên quan đến thông tin trên con dấu, bạn không cần phải làm lại con dấu.

4. Phí thay đổi giấy phép kinh doanh năm 2024 là bao nhiêu?

Phí thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh năm 2024 tùy theo từng dịch vụ và nội dung cụ thể mà bạn cần thay đổi.

Cụ thể:

  • Phí thay đổi giấy phép kinh doanh cho hộ cá thể từ 800.000đ đến 1.000.000đ;
  • Phí thay đổi tên công ty từ 1.000.000đ đến 1.200.000đ;

Từ những thông tin Lạc Việt đã cung cấp ở trên về quy định và thủ tục cần thiết để thay đổi giấy phép kinh doanh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào sau khi đọc bài viết, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0931 398 798 để được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chuyên viên. Chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp bạn thực hiện các thủ tục một cách chính xác và nhanh chóng.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798