Khi doanh nghiệp khó khăn trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Thì việc lựa chọn đăng ký tạm ngừng kinh doanh và ngưng các hoạt động của công ty là việc cần thiết để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Vậy tạm ngừng kinh doanh là gì? Có lưu ý gì khi thực hiện thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh của công ty hay không? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây của Lạc Việt để biết thêm thông tin cần thiết.

tạm ngừng kinh doanh
Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc tạm thời ngưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Việc công ty tạm ngưng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan đăng ký kinh doanh nêu rõ thời điểm bắt đầu tạm ngưng và thời gian hoạt động trở lại.

Tạm ngưng kinh doanh được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong giai đoạn tạm thời ngừng hoạt động. Doanh nghiệp trong giai đoạn này không được xuất hóa đơn, nhận hóa đơn đầu vào, ký kết hợp đồng hay bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào khác.

Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Theo điều 66, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định về tổng thời gian tạm ngưng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm như quy định cũ.

Như vậy, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tối đa 1 năm và không giới hạn số lần tạm ngừng hoạt động liên tiếp. Nếu doanh nghiệp chưa tìm được phương án kinh doanh nhưng không muốn giải thể công ty thì có thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh liên tiếp nhiều năm.

Thời điểm đăng ký tạm ngừng hoạt động

Công ty, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng (hoặc tiếp tục tạm ngưng) kinh doanh.

Ví dụ: Doanh nghiệp muốn tạm ngưng hoạt động từ ngày 01/01/2024, thì hồ sơ cần nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất là ngày 26/12/2023 vì ngày làm việc không kể thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết.

Những lưu ý khi công ty tạm ngưng kinh doanh

Khi tạm ngưng hoạt động công ty, trước thời điểm tạm ngưng doanh nghiệp hoạt động tới giai đoạn nào thì cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế tới thời điểm đó, cụ thể như sau.

tạm ngừng kinh doanh 01
Một số lưu ý trước khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Nộp thuế môn bài

  • Lệ phí môn bài được nộp trễ nhất ngày 30/01 hàng năm, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn trong năm đầu tiên những vẫn phải nộp tờ khai lệ phí môn bài.
  • Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch (ví dụ: từ 01/01/2024 – 31/12/2024) thì không phải nộp thuế môn bài của năm đó.
  • Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch và trước ngày 30/01 thì doanh nghiệp không cần phải nộp lệ phí môn bài (cần phải gửi văn bản tạm ngừng hoạt động tới cơ quan thuế phụ trách).
  • Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh các khoảng thời gian còn lại trong năm, doanh nghiệp cần thực hiện nộp tờ khai lệ phí môn bài theo quy định.

Nộp báo cáo thuế

Trong giai đoạn công ty tạm ngưng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế, trừ trường hợp tạm ngưng hoạt động không trọn tháng, trọn quý, trọn năm. Trích Khoản 2, Điều 4, Nghị Định 126/2020/NĐ-CP.

Như vậy, khi doanh nghiệp hoạt động một ngày trong tháng, trong quý và trong năm, doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo thuế cho kỳ đó.

Ví dụ: Doanh nghiệp, công ty tạm ngưng ngày 03/10/2023 đến 02/10/2024, tức là công ty đã hoạt động trong quý 4 năm 2023. Như vậy doanh nghiệp phải nộp báo cáo thuế quý 4 năm 2023 và phải nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế của năm 2023.

Gia hạn việc tạm ngừng hoạt động công ty

Khi hết thời gian tạm ngưng hoạt động của công ty theo thông báo, doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh tự động mở ra để hoạt động trở lại. Nếu doanh nghiệp chưa có ý đinh hoạt động trở lại, doanh nghiệp cần phải gia hạn thủ tục tạm ngừng hoạt động.

Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục gia hạn việc tạm ngừng hoạt động công ty. Doanh nghiệp phải thông báo tới Có quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày trước thời điểm doanh nghệp được hoạt động trở lại.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Mẫu hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh mới nhất
  1. Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  2. Quyết định tạm ngừng kinh doanh của Chủ sở hữu (Công ty TNHH 1 tv), của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 2 tv trở lên), của Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần)…
  3. Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị…
  4. Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục tạm ngừng hoạt động của công ty (nếu có).

Trình tự thực hiện tạm ngừng hoạt động

  • Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Nội dung phải bao gồm đầy đủ thông tin doanh nghiệp, thời gian tạm ngưng kinh doanh (ghi cụ thể ngày bắt đầu và kết thúc thời hạn tạm ngưng) và lý do tạm ngưng (Vd: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Bước 3: Nhận kết quả và lưu trữ văn bản chấp thuận của Cơ quan Đăng ký kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi công ty tạm ngưng hoạt động kinh doanh, hi vọng quý doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Để tránh sai sót, rủi ro có thể anh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp ngoài ý muốn. Quý vị có thể liên hệ với Lạc Việt để nhận được tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc có liên quan hoàn toàn miễn phí.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798