Để kinh doanh nhỏ tại Việt Nam mà không cần thành lập công ty hay doanh nghiệp, bạn có thể đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Đây là loại giấy phép phù hợp với mô hình kinh doanh hộ cá thể, cho phép bạn hoặc các thành viên trong gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp và kiếm thêm thu nhập. Lạc Việt sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình nhanh chóng và đơn giản.

giấy phép kinh doanh hộ gia đình
4 Bước đăng ký kinh doanh hộ gia đình mới nhất 2024.

Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, khái niệm về kinh doanh hộ gia đình cũng giống với hộ kinh doanh cá thể. Kinh doanh hộ gia đình là một hình thức kinh doanh nhỏ được thực hiện bởi một cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên của hộ gia đình tại Việt Nam.

kinh doanh hộ gia đình
Khái niệm về kinh doanh hộ gia đình là gì?

Ngoài ra, hình thức đăng ký kinh doanh hộ gia đình không quy định về việc góp vốn hoặc cam kết vốn, không có con dấu và không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh và thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản khi kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình, hộ cá thể cần đáp ứng một số điều kiện dưới đây:

  • Ngành nghề kinh doanh của hộ gia đình được phép đăng ký nhiều ngành nghề và không thuộc danh mục các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Việt Nam;
  • Tên của hộ kinh doanh gia đình phải tuân thủ theo quy đình về cách đặt tên theo Điều 88 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;
  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần được soạn thảo kỹ lưỡng và đầy đủ theo quy định;
  • Thanh toán đầy đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình theo quy định.

Xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình ở đâu?

Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang Dịch vụ công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính. Sau đó hệ thống sẽ chuyển dữ liệu về phòng Tài chính – Kế hoạch cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để giải quyết và cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Để đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình;
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của chủ kinh doanh hộ gia đình.

Trong trường hợp có nhiều thành viên cùng góp vốn để đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình, cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên cùng góp vốn thành lập hộ gia đình;
  • Biên bản cuộc họp về việc thống nhất thành lập hộ gia đình của các thành viên;
  • Giấy ủy quyền cho một thành viên đứng ra làm đại diện hộ gia đình, người này sẽ làm chủ hộ kinh doanh của các thành viên khác;
  • Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người trực tiếp đi nộp hồ sơ;
  • Các chứng chỉ, giấy tờ liên quan khác nếu có yêu cầu.

Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình

thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình.

Bước 1: Chuẩn bị thông tin đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Trước khi làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình, bạn cần chuẩn bị trước các thông tin quan trọng bao gồm:

  • Tên hộ gia đình cần đăng ký;
  • Vốn đăng ký kinh doanh hộ gia đình;
  • Địa chỉ hoạt động của hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ gia đình.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thành lập hộ gia đình ở bước trên, việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh cho hộ gia đình là bước tiếp theo cần thực hiện. Đây được xem là một bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả và thành công trong việc xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình.

Hồ sơ đăng ký hộ gia đình phải đầy đủ và đúng quy định với nội dung chính xác, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình, hộ cá thể;
  • Biên bản họp, giấy ủy quyền cho người đại diện hộ gia đình (nếu các thành viên của hộ gia đình cùng góp vốn thành lập);
  • Giấy ủy quyền cho người thay mặt cho hộ gia đình trực tiếp nộp hồ sơ.

Trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ, có thể tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Lạc Việt. Khi đó, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cơ bản, các bước còn lại sẽ được chúng tôi thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương để xin cấp Giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Đồng thời, cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu nộp lệ phí liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình.

Bước 4: Nhận kết quả và giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Sau khi hồ sơ đã được kiểm duyệt đầy đủ đúng theo quy định, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Dựa vào thông tin về ngày hẹn trả kết quả, bạn có thể đến trực tiếp cơ quan đăng ký trước đó để nhận kết quả đăng ký.

Dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Lạc Việt cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể với phí dịch vụ chỉ từ 500.000 đồng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức. Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và tư vấn cho nhiều hộ kinh doanh gia đình, chúng tôi tự tin về khả năng thực hiện và hỗ trợ chuyên nghiệp, đảm bảo quá trình đăng ký hộ kinh doanh gia đình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

tư vấn đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Dịch vụ tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể tại Lạc Việt

Dưới đây là những ưu điểm của dịch vụ xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình tại Lạc Việt:

  • Tư vấn miễn phí về những quy định thành lập hộ gia đình;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký, chuẩn bị các tài liệu liên quan;
  • Thay mặt chủ hộ gia đình trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan đăng ký;
  • Chi phí dịch vụ trọn gói và không phát sinh thêm bất kỳ chi phí khác;
  • Thanh toán 50% phí dịch vụ ban đầu và chỉ thanh toán phần còn lại khi đã bàn giao Giấy phép kinh doanh hộ gia đình;
  • Khách hàng không cần mất thời gian đi lại, chuyên viên sẽ đến tận nơi trình ký và bàn giao kết quả.

Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh hộ gia đình

1. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh được thành lập bởi một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình, hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ với một số ngành nghề nhất định.

2. Đối tượng được đăng ký kinh doanh hộ gia đình là ai?

Đối tượng được đăng ký kinh doanh hộ gia đình là cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình và phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình.

3. Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình bao lâu thì có?

Thời gian cấp Giấy phép kinh doanh hộ gia đình là trong vòng 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

4. Kinh doanh hộ gia đình có cần phải đóng thuế không?

Hộ kinh doanh gia đình sẽ cần đóng 3 loại thuế chính:

  • Lệ phí môn bài: Thuế môn bài được áp dụng dựa trên thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh bao gồm 3 mức đóng là 300.000 đồng, 500.000 đồng, 1.000.000 đồng.
  • Thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng của hộ gia đình sẽ được áp dụng theo phương pháp thuế khoán, mức đóng sẽ dựa trên doanh thu và theo từng lĩnh vực, ngành nghề.
  • Thuế TNCN: Đối với hộ kinh doanh có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm sẽ không cần nộp thuế thu nhập cá nhân.

5. Để đăng ký thành lập hộ gia đình cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Chủ hộ ký tại Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình;
  • Chữ ký của tất cả các thành viên tại Biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể (nếu các thành viên cùng tham gia góp vốn);
  • Thành viên thống nhất và ký tên tại Văn bản ủy quyền từ các thành viên để bổ nhiệm một người đại diện làm chủ hộ kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ (nếu cá nhân hoặc các thành viên không tự đi nộp hồ sơ).

Đến đây, có thể bạn đã nắm được cách xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình chỉ với 4 bước đơn giản. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để bắt đầu thành lập một hộ kinh doanh gia đình cho riêng mình. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường kinh doanh đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị này!

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798