Chi nhánh và địa điểm kinh doanh là hai lựa chọn phổ biến cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh. Lạc Việt sẽ giúp bạn so sánh chi tiết và cách phân biệt giữa hai hình thức này, giúp bạn chọn đúng mô hình phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty và cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp về sau.
Khái niệm về chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh
Chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh là hai khái niệm quan trọng trong quá trình mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, dưới đây là khái niệm mà bạn cần nắm rõ:
1. Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, đảm nhận toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, bao gồm cả quyền đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải khớp với ngành, nghề của doanh nghiệp chính.
Phạm vi hoạt động của chi nhánh được xác định theo mục đích mà công ty đề ra khi thành lập chi nhánh. Người đứng đầu chi nhánh có quyền đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền trong khoảng thời gian xác định.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để kinh doanh các ngành, nghề khác với công ty mẹ, thì trước tiên phải hoàn thành thủ tục bổ sung ngành nghề trước khi đăng ký chi nhánh. Dựa trên hình thức hạch toán và kê khai thuế, chi nhánh được chia thành hai loại:
- Chi nhánh hạch toán độc lập với công ty mẹ;
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, có thể là chi nhánh khác tỉnh hoặc cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính.
2. Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cụ thể như mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, góp phần tạo ra doanh thu. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, mở rộng độ phủ thương hiệu, dễ dàng tiếp cận đối tác mới và nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng.
Doanh nghiệp có thể chọn một nhóm ngành cụ thể (trong số các ngành nghề đã đăng ký trước đó) cho từng địa điểm kinh doanh, nhằm phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.
Xem thêm: Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp lựa chọn mô hình mở rộng phù hợp. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, dưới đây là bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh:
NỘI DUNG | CHI NHÁNH CÔNG TY | ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH |
Cách đặt tên | Tên bao gồm hai thành phần: Chi nhánh + Tên công ty | Tên bao gồm hai thành phần: Địa điểm kinh doanh + Tên công ty |
Chức năng | Chi nhánh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả quyền đại diện theo ủy quyền. | Địa điểm kinh doanh có thể kinh doanh các ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký. |
Mã số thuế, con dấu |
|
|
Xuất hóa đơn | Có thể xuất hóa đơn GTGT, tùy thuộc vào nhu cầu và loại hình hạch toán của chi nhánh. | Không được phép xuất hóa đơn GTGT riêng, sử dụng hóa đơn của công ty mẹ. |
Ký kết hợp đồng | Được phép ký kết hợp đồng trực tiếp bởi người đứng đầu chi nhánh hoặc người được ủy quyền. | Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không có quyền ký kết hợp đồng và hợp đồng chỉ được ký bởi công ty mẹ. |
Hình thức hạch toán và kê khai nộp thuế | Hạch toán phụ thuộc:
Hạch toán độc lập:
|
|
Thủ tục thành lập | Thủ tục phức tạp, khi thay đổi địa chỉ khác quận cần hoàn tất thủ tục xác nhận thuế trước khi cập nhật địa chỉ mới trên Giấy chứng nhận. | Thủ tục đơn giản, khi cần thay đổi địa chỉ sẽ không phải làm thủ tục xác nhận với cơ quan thuế. |
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh
Từ bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau mà Lạc Việt đã liệt kê ở trên, việc lựa chọn nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh sẽ tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp.
Nếu công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, có thủ tục đơn giản và hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính thì nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
Nếu công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn và hoạt động ở các tỉnh/thành phố khác thì nên chọn thành lập chi nhánh. Việc thành lập chi nhánh có những ưu điểm sau:
➥ Ưu điểm của chi nhánh so với địa điểm kinh doanh:
- Chi nhánh giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh nội bộ;
- Việc mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố có doanh thu cao giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và nâng cao dịch vụ khách hàng, tạo lòng tin và thuận tiện hơn cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp thường chọn mở chi nhánh ở nhiều khu vực lớn thay vì chỉ lập địa điểm kinh doanh;
- Chi nhánh có thể chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, trong khi địa điểm kinh doanh phải phụ thuộc vào công ty hoặc chi nhánh;
- Chi nhánh có mã số thuế riêng, không cần làm thủ tục cấp mã số thuế như địa điểm kinh doanh.
➥ Nhược điểm của chi nhánh so với địa điểm kinh doanh:
- Hồ sơ thành lập chi nhánh phức tạp hơn so với địa điểm kinh doanh;
- Thủ tục giải thể chi nhánh cũng mất nhiều thời gian và phức tạp hơn;
- Chi nhánh hạch toán độc lập phải kê khai thuế riêng, gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp nhỏ do phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật và thuế.
Một số câu hỏi về chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh
1. Chi nhánh có phải khắc con dấu riêng không?
Chi nhánh có thể lựa chọn việc có con dấu riêng hoặc không, tùy vào nhu cầu kinh doanh. Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc, con dấu và chữ ký số sẽ được sử dụng của công ty mẹ.
2. Địa điểm kinh doanh có cần mã số thuế riêng không?
Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính, thì không cần mã số thuế riêng. Nếu khác tỉnh, địa điểm kinh doanh phải làm thủ tục xin cấp mã số thuế phụ thuộc
3. Nên chọn thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và ký kết hợp đồng, nên chọn chi nhánh. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng trong cùng một tỉnh và muốn thủ tục đơn giản hơn, nên chọn địa điểm kinh doanh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể phân biệt rõ ràng giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh, từ đó có thể chọn lựa loại hình phù hợp với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí và thời gian không cần thiết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc muốn tư vấn về dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc thành lập chi nhánh, hãy liên hệ với Lạc Việt qua số điện thoại 0931 398 798.