Giấy phép tư vấn du học là loại giấy chứng minh các đơn vị đã đủ điều kiện hoạt động lĩnh vực dịch vụ tư vấn du học do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp. Vậy trình tự thủ tục đăng ký và hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học như thế nào là đúng quy định? Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.

thủ tục cấp giấy phép tư vấn dư học
Thủ tục cấp giấy phép tư vấn du học

Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là gì?

Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề có điều kiện, do đó, các đơn vị cần đáp ứng đủ điều kiện để được hoạt động. Căn cứ Khoản 2, Điều 106, Nghị định 46/2017/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là các hoạt động bao gồm:

  • Giới thiệu và tư vấn các thông tin liên quan đến:
    • Chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ;
    • Tư vấn về việc lựa chọn khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng người học;
    • Tư vấn về việc chọn lựa trường học và nguyện vọng của người học;
  • Thực hiện tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội thảo, hội chợ, quảng cáo, triển lãm liên quan đến tư vấn du học;
  • Tổ chức tuyển sinh, chiêu sinh du học;
  • Tổ chức hoạt động bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho người Việt Nam đến nước ngoài học tập;
  • Tổ chức đưa người Việt Nam học tập tại nước ngoài, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ đến tham quan về nơi đào tạo tại nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  • Một số khác về kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Tại sao cần có cần có giấy phép tư vấn du học?

Dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên các đơn vị cần xin cấp giấy phép tư vấn du học (hay thường gọi là giấy phép con) theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo Khoản 5, Điều 20, Nghị định 88/2022/NĐ-CP, đơn vị tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học nhưng chưa được cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng.

Ngoài ra, khi đơn vị được cấp giấy phép tư vấn du học còn tăng độ uy tín và độ nhận diện thương hiệu. Từ đó, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết được một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp để ký kết hợp đồng đi du học hơn.

Điều kiện xin giấy phép tư vấn du học

Để được cấp giấy phép tư vấn du học, các đơn vị/tổ chức cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Đơn vị xin cấp phép là doanh nghiệp/tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật, các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học hoặc tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam;
  • Đơn vị có trụ sở, cơ sở vật chất và đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh;
  • Đơn vị cần đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho cơ sở tư vấn du học; Trình độ của đội ngũ nhân sự trực tiếp tư vấn du học cho người học. Cụ thể như sau:
    • Người tư vấn cần có trình độ đại học trở lên;
    • Người tư vấn phải có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên (tức B2), tính theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được áp dụng tại Việt Nam và tương đương;
    • Người tư vấn có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Đồng thời, theo quy định hiện hành, điều kiện về ký quỹ, trình độ người đứng đầu tổ chức kinh doanh và quy định về cơ sở vật chất tại tổ chức đã được lược bỏ.

Hồ sơ cấp giấy phép tư vấn du học đầy đủ

hồ sơ cấp giấy phép tư vấn du học
Hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn du học đầy đủ

Theo Khoản 2, Điều 108 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP), hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học được quy định gồm:

  • Bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp;
  • Văn bản xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, gồm các nội dung như:
    • Mục tiêu và nội dung hoạt động;
    • Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học tại nước ngoài;
    • Kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện dịch vụ;
    • Các phương án giải quyết nếu phát sinh rủi ro cho người học;
  • Danh sách đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp hay người trực tiếp tư vấn du học. Trong đó, đính kèm đầy đủ các thông tin:
    • Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh;
    • Trình độ ngoại ngữ và trình độ chuyên môn;
    • Vị trí công việc được đảm nhiệm ở đơn vị hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
  • Bản sao có chứng thực về văn bằng tốt nghiệp đại học, các chứng chỉ khác (chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học).

Tuy nhiên, đơn vị kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cần có thêm:

  • Chứng chỉ của người trực tiếp tư vấn du học cần tương ứng với thị trường sẽ tư vấn. Nếu các nước sử dụng tiếng Anh thì chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu là B2 trở lên;
  • Các giấy tờ trong hồ sơ là bản sao có chứng thực, bản sao cấp từ sổ gốc hay là bản sao có đính kèm theo bản gốc. Điều này giúp cho cơ quan có thẩm quyền thuận tiện trong việc đối chiếu.

Trình tự thủ tục cấp giấy phép tư vấn du học

Theo quy định, để xin giấy phép tư vấn du học thì đơn vị/tổ chức cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngành nghề tư vấn. Theo đó, đăng ký kinh doanh ngành nghề là 8560 (dịch vụ hỗ trợ giáo dục – dịch vụ tư vấn du học).

giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Trình tự các bước xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Tiếp theo, cần tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp phép thì đơn vị/tổ chức cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép con

Đơn vị/tổ chức tiến hành chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ như Lạc Việt đã được nêu ở mục (4).

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ, tổ chức dịch vụ tư vấn du học nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở, nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo một trong hai hình thức sau:

  • Gửi trực tiếp;
  • Gửi qua bưu điện.

Bước 3: Cơ quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra về tính xác thực của các tài liệu trong bộ hồ sơ trong vòng 15 ngày, tính từ thời điểm nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ hợp lệ:

  • Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép và trả kết quả cho đơn vị;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để đơn vị điều chỉnh hoặc bổ sung.

Các lưu ý khi xin giấy phép tư vấn du học

Khi xin giấy phép tư vấn du học, có một số lưu ý quan trọng mà đơn vị/tổ chức dịch vụ tư vấn du học cần tham khảo một số lưu ý để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và đúng quy định pháp luật:

  • Nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục, quy trình, và thành phần hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học;
  • Trụ sở phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp, được trang bị đầy đủ tiện nghi như phòng làm việc, phòng họp, khu vực nghỉ giải lao, và tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
  • Đội ngũ tư vấn viên cần có trình độ đại học trở lên, năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học​;
  • Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận, danh sách nhân viên tư vấn kèm theo thông tin chi tiết, bằng cấp, chứng chỉ, và các giấy tờ pháp lý liên quan khác như hợp đồng thuê trụ sở, biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy;
  • Trước khi xin giấy phép, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động của dịch vụ tư vấn du học, khả năng khai thác và phát triển dịch vụ, và phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro​;

Ngoài ra, nếu cảm thấy thủ tục quá phức tạp, nên tham khảo qua dịch vụ xin giấy phép tư vấn du học của Lạc Việt để được hướng dẫn chi tiết.

Một số câu hỏi thường gặp khi cấp giấy phép tư vấn du học

1. Giấy phép hoạt động tư vấn du học có thời hạn bao lâu?

Giấy phép tư vấn du học thường có hiệu lực trong 5 năm tại các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể khác nhau tùy theo quy định của từng địa phương.

2. Giấy phép tư vấn du học là gì?

Giấy phép tư vấn du học là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định pháp luật hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Đây là một yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tư vấn du học hoạt động hợp pháp​.

3. Tại sao công ty dịch vụ tư vấn du học cần có giấy phép tư vấn du học?

Các đơn vị công ty dịch vụ tư vấn du học cần có giấy phép tư vấn du học để đảm bảo họ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của học sinh, sinh viên và gia đình.

4. Hồ sơ cấp giấy phép tư vấn du học được nộp ở đâu?

Để xin cấp giấy phép tư vấn du học sẽ được nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.


Trên đây là các thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tư vấn du họcLạc Việt muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và chuẩn bị tốt cho quá trình xin giấy phép, nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798