Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy theo mục đích và điều kiện kinh doanh của bạn. Dưới đây, Lạc Việt sẽ phân tích chi tiết hơn để giúp bạn hiểu rõ về hai loại hình này, từ đó dễ dàng đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất.
Quy định về đăng ký hộ kinh doanh và thành lập doanh nghiệp
Dưới đây là những quy định về đăng ký hộ kinh doanh và thành lập công ty mà Lạc Việt đã phân tích từ khái niệm, tính chất của từng loại hình.
1. Thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng biệt, sở hữu tài sản, địa điểm kinh doanh và được thành lập hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh. Thành lập doanh nghiệp là quá trình cá nhân hoặc tổ chức làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với nhiều loại hình tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay bao gồm:
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân.
Đối với cá nhân và tổ chức có nhu cầu kinh doanh với quy mô lớn và đa dạng ngành, nên làm thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, loại hình kinh doanh này sẽ có nhiều ưu điểm như:
- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân);
- Được sử dụng nguồn lao động không giới hạn;
- Được xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT);
- Dễ dàng huy động vốn từ các nguồn bên ngoài.
2. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản và dễ dàng quản lý, phù hợp với các cá nhân hoặc hộ gia đình có quy mô nhỏ. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ có nhiều ưu nhược điểm như:
- Không có con dấu tròn pháp nhân;
- Không thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT);
- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ;
Do đó, hình thức đăng ký hộ kinh doanh chỉ phù hợp với một số hình thức kinh doanh như: mở cửa hàng tạp hóa; tiệm cắt tóc; cửa hàng ăn uống. Cá nhân hoặc hộ gia đình có thể làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Phòng Tài Chính – Kế Hoạch cấp quận/huyện.
Ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh
Để quyết định giữa việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty, cần phải so sánh các ưu và nhược điểm của cả hai loại hình. Thông qua bảng so sánh ưu và nhược điểm theo từng tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh:
Tiêu chí | Đăng ký hộ kinh doanh | Thành lập công ty, doanh nghiệp |
Thủ tục thành lập | Thủ tục đơn giản | Thủ tục phức tạp |
Tính pháp nhân | Không có (Chỉ có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) |
Có (Trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân) (Có giấy phép đăng ký doanh nghiệp + dấu tròn) |
Trách nhiệm pháp lý | Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. | Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) |
Xuất hóa đơn GTGT | Không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) và không được khấu trừ thuế GTGT | Được xuất hóa đơn và khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) |
Quy mô hoạt động | Quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ nên khó có thể huy động nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Không được quyền xuất nhập khẩu. | Quy mô hoạt động lớn, khả năng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Được cấp quyền thực hiện các giao dịch xuất và nhập khẩu. |
Người đại diện pháp luật | Chỉ có duy nhất một người làm đại diện gọi là chủ hộ kinh doanh | Người đại diện theo pháp luật có thể là một hoặc nhiều người. |
Địa chỉ trụ sở | Mỗi địa chỉ chỉ có thể được đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho một hộ kinh doanh cá thể. | Mỗi địa chỉ đăng ký có thể đại diện cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong cùng thời điểm. |
Đặt tên | Tên hộ kinh doanh được đăng ký phải đảm bảo tính khác biệt, tránh trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các hộ kinh doanh khác đã đăng ký trước đó trong cùng địa bàn cấp quận, huyện. | Không được trùng với tên công ty khác trên phạm vi toàn quốc. |
Ngành nghề đăng ký | Hạn chế về loại hình đăng ký kinh doanh: ví dụ không được đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. | Doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh không giới hạn số ngành, nghề. |
Chế độ kế toán |
|
|
Nghĩa vụ về thuế | Hộ kinh doanh cần nộp 3 loại thuế chính: Thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng (GTGT); thuế thu nhập cá nhân (TNCN). | Doanh nghiệp phải nộp nhiều loại thuế, khá phức tạp. Cụ thể, gồm có 4 loại thuế chính: Thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng (VAT); thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân |
Thủ tục giải thể | Thủ tục giải thể hộ kinh doanh đơn giản, nhanh chóng. | Hồ sơ, thủ tục giải thể có tính phức tạp, mất nhiều thời gian xử lý. |
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Quyết định lựa chọn hình thức thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu thị trường, quy mô hoạt động, khả năng tài chính của chủ sở hữu, cụ thể:
- Nếu bạn có kế hoạch phát triển quy mô kinh doanh lớn, hãy cân nhắc thành lập công ty, doanh nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh phù hợp với những doanh nghiệp cần huy động nhiều vốn, có nhiều cổ đông và tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường;
- Ngược lại, nếu bạn chỉ có nhu cầu kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư ít và mong muốn sự thuận tiện trong quản lý, thì hộ kinh doanh cá thể là loại hình phù hợp hơn.
Đến đây, nếu bạn vẫn chưa xác định được nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh, hãy liên hệ với chuyên viên tại Lạc Việt để tham khảo ý kiến và tư vấn thành lập doanh nghiệp chính xác và cụ thể.
Một số câu hỏi về công ty và hộ kinh doanh
1. Có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty không?
Có, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh cá thể sang loại hình công ty, doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc chuyển đổi này được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
2. Thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp sẽ lợi hơn?
Tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu của bạn, hãy chọn loại hình kinh doanh sao cho phù hợp. Thành lập công ty nếu bạn muốn phát triển với quy mô lớn, chọn đăng ký hộ kinh doanh nếu bạn muốn đơn giản và quản lý dễ dàng với quy mô nhỏ.
3. Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp?
Chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp giúp mở rộng quy mô, tăng cơ hội huy động vốn và cải thiện tính chuyên nghiệp trong quản lý. Đồng thời, doanh nghiệp mới cũng được hưởng các ưu đãi về thuế và pháp lý.
4. Hạn chế của mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì?
Hạn chế của mô hình hộ kinh doanh cá thể là quy mô nhỏ, khó huy động vốn, quản lý không chuyên nghiệp và khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn. Đây là những mặt hạn chế mà bạn cần xem xét khi lựa chọn loại hình kinh doanh này.
Trên đây, Lạc Việt đã giải đáp cho câu hỏi “Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?”. Hy vọng thông qua nội dung này, bạn có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với định hướng công ty trong tương lai. Nếu bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.