Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy số duy nhất được cấp bởi cơ quan thuế khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy làm sao để có thể tra cứu mã số thuế công ty, doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác? Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết về mã số thuế doanh nghiệp và hướng dẫn cách tra cứu trong bài viết này nhé.
Mã số thuế công ty, doanh nghiệp là gì?
Mã số thuế doanh nghiệp, hay còn được gọi là mã số doanh nghiệp (Tax Identification Number hoặc Tax Code), là một dãy số bao gồm 10 hoặc 13 số, được Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiệp khi thành lập.
Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất, được in trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được sử dụng lại cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác. Mã số thuế doanh nghiệp được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các thủ tục hành chính và các giao dịch quan trọng khác như ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác, hay ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số doanh nghiệp còn là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Mã số này được cấp một lần duy nhất và có hiệu lực trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và chỉ hết hiệu lực khi doanh nghiệp giải thể.
Phân biệt mã số thuế doanh nghiệp 10 chữ số và 13 chữ số
Khi nói về mã số thuế (MST) của doanh nghiệp, nhiều người thường băn khoăn về sự khác biệt giữa mã số thuế 10 số và mã số thuế 13 số. Lạc Việt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này với một số điểm để phân biệt chính theo bảng dưới đây:
TRƯỜNG HỢP MÃ SỐ THUẾ 10 CHỮ SỐ | TRƯỜNG HỢP MÃ SỐ THUẾ 13 CHỮ SỐ |
|
|
Dựa theo bảng so sánh ở trên, bạn chỉ cần nhớ: mã số thuế công ty sẽ có 10 chữ số còn mã số thuế dành cho các đơn vị phụ thuộc sẽ có 13 chữ số. Điều này giúp việc quản lý, theo dõi và thực hiện các nghĩa vụ thuế trở nên minh bạch và chính xác hơn.
Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh chính xác
Để có thể tra cứu mã số thuế doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác, Lạc Việt sẽ hướng dẫn bạn 3 cách tra cứu thông dụng và đơn giản dưới đây mà bạn có thể áp dụng:
1. Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang Tổng cục thuế
Tổng cục thuế là trang web cho phép tra cứu mã số thuế doanh nghiệp với độ tin cậy và chính xác nhất mà Lạc Việt thường áp dụng để tra cứu. Để tra cứu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web của Tổng cục thuế tại liên kết: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Tại giao diện trang chủ, bấm chọn tab “Thông tin về người nộp thuế” để tra cứu thông tin về mã số thuế của doanh nghiệp
Bước 3: Nhập thông tin cần tra cứu vào các trường bao gồm:
- Mã số thuế của doanh nghiệp;
- Tên tổ chức cá nhân nộp thuế (điền tên đầy đủ của công ty);
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh (điền địa chỉ trụ sở của công ty);
- Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện ;
- Mã xác nhận (điền mã xác nhận của hệ thống theo các ký tự có sẵn);
Bước 4: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, bấm nút “Tra cứu” để xem kết quả thông tin về mã số thuế doanh nghiệp, kết quả sẽ được hiển thị thông tin chi tiết như hình dưới đây
2. Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia
Cách tra cứu thứ 2 mà Lạc Việt muốn chia sẻ với bạn là cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Tại giao diện trang chủ, nhập tên của doanh nghiệp cần tra cứu trong ô tìm kiếm, hệ thống sẽ tự động gợi ý và hiển thị một số doanh nghiệp có tên gần giống với tên mà bạn cần tìm.
Bước 3: Bấm chọn vào tên doanh nghiệp mà hệ thống đã gợi ý sau đó nhập mã captcha của hệ thống (nếu có) và bấm “Submit”, kết quả sẽ được trả về và hiển thị trên màn hình bao gồm các thông tin sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài;
- Tên doanh nghiệp viết tắt;
- Mã số doanh nghiệp;
- Loại hình pháp lý;
- Ngày bắt đầu thành lập;
- Tên người đại diện theo pháp luật;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Mẫu dấu (nếu có);
- Ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh;
- Danh sách các bố cáo điện tử đã đăng.
3. Tra cứu mã số thuế công ty trên Giấy phép đăng ký kinh doanh
Ngoài hai cách tra cứu ở trên, bạn cũng có thể tra cứu mã số thuế công ty, doanh nghiệp trực tiếp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp một mã số doanh nghiệp và cũng là mã số thuế và mã số đơn vị khi tham gia BHXH của doanh nghiệp.
➦ Xem thêm: Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Lưu ý cần phải nhớ về mã số thuế doanh nghiệp
- Mã số thuế doanh nghiệp là duy nhất và được sử dụng để kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các giao dịch tài chính khác. Do đó, cần sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp đúng với mục đích như: Ghi mã số thuế lên các hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi giao dịch;
- Không sử dụng mã số thuế của cá nhân hoặc doanh nghiệp khác để tránh vi phạm pháp luật về thuế;
- Khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh (chuyển trụ sở), cần thông báo kịp thời cho cơ quan thuế. Việc không thông báo có thể dẫn đến việc khóa mã số thuế, gây khó khăn trong việc nộp báo cáo thuế hoặc các giao dịch tài chính;
- Bạn có thể thực hiện việc tra cứu và kiểm tra mã số thuế của công ty/doanh nghiệp trực tuyến thông qua các trang web của Cơ quan thuế hoặc các trang tra cứu mã số thuế uy tín như trang của Tổng cục Thuế.
Một số câu hỏi thường gặp về mã số thuế công ty
1. Mã số thuế là gì?
Mã số thuế (MST) của một công ty/doanh nghiệp là dãy gồm 10 chữ số do Qơ quan thuế cấp khi doanh nghiệp được thành lập. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số thuế riêng biệt, không thay đổi trong suốt thời gian hoạt động và không bị cấp cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác và chỉ hết hiệu lực khi doanh nghiệp giải thể.
2. Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất, gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng được sử dụng làm mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”
➜ Như vậy, mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế của doanh nghiệp.
3. Mã số thuế doanh nghiệp có bao nhiêu chữ số?
Hiện nay, mã số thuế doanh nghiệp là một dãy bao gồm 10 chữ số được cơ quan thuế cấp. Ngoài ra, đối với các đơn vị phụ thuộc của công ty/doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện) thì mã số thuế sẽ gồm 13 chữ số.
4. Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp có biết được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp không?
Có, khi tra cứu mã số thuế doanh nghiệp, bạn có thể biết được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm thông tin về việc doanh nghiệp có còn hoạt động hay đã ngừng hoạt động.
Việc tra cứu mã số thuế doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp xác minh thông tin pháp lý mà còn hỗ trợ trong việc quản lý tài chính và thực hiện nghĩa vụ thuế. Với các cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp được Lạc Việt hướng dẫn ở trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về mã số thuế và cách tra cứu chính xác.