Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Bởi mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có số lao động, nguồn vốn, doanh thu được quy định khác nhau. Vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ là gì? Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ cũng như các chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp này. 

doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ
Tìm hiểu về doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và các tiêu chí để xác định

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ là gì?

Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu so với các doanh nghiệp lớn.

Theo quy định tại Việt Nam, các tiêu chí phân loại doanh nghiệp này được xác định dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu, hoặc tổng nguồn vốn.

Hiện nay, luật không định nghĩa cụ thể thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay như thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ mà chỉ đề cập đến các tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để xác định một doanh nghiệp thuộc loại siêu nhỏ, nhỏ hay vừa, cần dựa vào các tiêu chí cụ thể như tổng doanh thu, tổng nguồn vốn, và số lượng lao động tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ
Một số tiêu chí để xác định là doanh nghiệp nhỏ, vừa, siêu nhỏ

Khi xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, bạn cần dựa trên các tiêu chí theo Điều 4, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 như sau:

  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH);
  • Tổng số doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn năm.

Tuy nhiên, còn tùy theo từng lĩnh vực cụ thể như nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hay thương mại, dịch vụ thì các tiêu chí này sẽ có sự khác nhau.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ

Cụ thể các tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam được quy định như sau:

TIÊU CHÍ LĨNH VỰC KINH DOANH
Nông – lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp & xây dựng Thương mại – Dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Không quá 10 người/năm
Tổng doanh thu năm trước liền kề Không hơn 3 tỷ đồng/năm Không hơn 10 tỷ đồng/năm
Tổng nguồn vốn trong năm Không hơn 3 tỷ đồng/năm

2. Doanh nghiệp nhỏ

Quy định chi tiết về các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ ở mỗi lĩnh vực hoạt động tại bảng dưới đây.

TIÊU CHÍ LĨNH VỰC KINH DOANH
Nông – lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp & xây dựng Thương mại – Dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Tối đa 100 người/năm Tối đa 50 người/năm
Tổng doanh thu năm trước liền kề Không hơn 50 tỷ đồng/năm Không hơn 100 tỷ đồng/năm
Tổng nguồn vốn trong năm Không hơn 20 tỷ đồng/năm Không hơn 50 tỷ đồng/năm

3. Doanh nghiệp vừa

Cụ thể tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa theo từng lĩnh vực kinh doanh được quy định ở bảng sau.

TIÊU CHÍ LĨNH VỰC KINH DOANH
Nông – lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp & xây dựng Thương mại – Dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Tối đa 200 người/năm Tối đa 100 người/năm
Tổng doanh thu năm trước liền kề Không hơn 200 tỷ đồng/năm Không hơn 300 tỷ đồng/năm
Tổng nguồn vốn trong năm Không hơn 100 tỷ đồng/năm Không hơn 100 tỷ đồng/năm

Chi tiết các tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ

Về lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, việc xác định cơ sở kinh doanh có quy mô siêu nhỏ, nhỏ hay vừa sẽ chính xác hơn.

Lưu ý khi xác định lĩnh vực kinh doanh như sau:

  • Doanh nghiệp dựa vào Hệ thống mã ngành kinh tế mới nhất được ban hành có kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để xác định ngành nghề chính mình kinh doanh;
  • Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực thì sẽ dựa vào lĩnh vực có tổng doanh thu lớn nhất để xác định;
  • Trường hợp không thể xác định tổng doanh thu cao nhất thì đơn vị kinh doanh sẽ dựa vào lĩnh vực kinh doanh có sử dụng nhiều người lao động.

Lạc Việt hiện đang hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty với cá nhân/tổ chức kinh doanh với quy mô mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, để được tư vấn về quy mô cũng như loại hình doanh nghiệp phù hợp, có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Về số lượng lao động tham gia BHXH

Một trong những tiêu chí quan trọng để xác định quy mô doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là số lượng người lao động có tham gia đóng BHXH.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì số lượng lao động có tham gia BHXH là tổng số người lao động mà doanh nghiệp quản lý, sử dụng, trả tiền lương, tiền công được tham gia BHXH.

Để tính số lượng lao động tham gia BHXH, áp dụng công thức sau:

Số lao động tham gia BHXH trung bình năm = Tổng số lao động tham gia BHXH của tổng các tháng trong năm trước liền kề/12

Lưu ý:

  • Thời điểm xác định số lao động tham gia BHXH là cuối tháng và sẽ dựa trên các chứng từ BHXH đã nộp cho cơ quan bảo hiểm của tháng đó;
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 01 năm thì tính số lượng người lao động tham gia BHXH trung bình năm như sau:

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm = Tổng lao động có tham gia BHXH của tổng các tháng mà doanh nghiệp đã hoạt động/số tháng hoạt động

Về tổng nguồn vốn của năm

Để có thể xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, bạn cần căn cứ vào tổng nguồn vốn như sau:

  • Tổng nguồn vốn trong năm sẽ được xác định dựa vào bảng cân đối kế toán được thể hiện trong báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp đến cơ quan trực tiếp quản lý thuế;
  • Xác định tổng nguồn vốn của năm vào thời điểm cuối năm;
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động chưa tròn 01 năm thì dựa vào Bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối quý liền kề với thời điểm mà doanh nghiệp đăng ký hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để xác định tổng nguồn vốn.

Về tổng doanh thu năm

Theo quy định, tổng doanh thu mà doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ chính là tổng doanh thu của năm. Cụ thể, tổng doanh thu năm để xác định quy mô doanh nghiệp như sau:

  • Tổng doanh thu trong năm được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà đơn vị kinh doanh đã nộp cho cơ quan quản lý thuế;
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động không tròn 01 năm hoặc đã hoạt động trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn ở Điều 8, Nghị định 80/2021/NĐ-CP để doanh nghiệp xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về xác định, kê khai doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần kê khai quy mô sau khi xác định thuộc loại vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ và nộp cho cơ quan hỗ trợ để được hưởng chính sách theo quy định (Mẫu kê khai có tại Phụ lục Nghị định 80/2021/NĐ-CP)

Lưu ý khi kê khai:

  • Thông tin phải chính xác, rõ ràng; doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật;
  • Nếu kê khai không chính xác, doanh nghiệp phải điều chỉnh trước khi nhận chính sách hỗ trợ;
  • Kê khai gian dối sẽ dẫn đến trách nhiệm pháp lý và hoàn trả kinh phí đã nhận;
  • Thời điểm đề xuất hỗ trợ, cơ quan sẽ đối chiếu thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và vừa

chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ

Hỗ trợ tư vấn

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ tư vấn liên quan đến: tài chính, bán hàng, thị trường, sản xuất,… và các vấn đề khác về hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Cụ thể chính sách hỗ trợ tư vấn đối với các trường hợp thường như sau:

QUY MÔ DOANH NGHIỆP MỨC HỖ TRỢ
Doanh nghiệp siêu nhỏ 100% giá trị hợp đồng tư vấn (không quá 50 triệu đồng/năm/DN)
Doanh nghiệp nhỏ 50% giá trị hợp đồng tư vấn (không quá 100 triệu đồng/năm/DN)
Doanh nghiệp vừa 30% giá trị hợp đồng tư vấn (không quá 150 triệu đồng/năm/DN)

Nếu do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ hoặc doanh nghiệp xã hội thì hỗ trợ như sau:

QUY MÔ DOANH NGHIỆP MỨC HỖ TRỢ
Doanh nghiệp siêu nhỏ 100% giá trị hợp đồng tư vấn (không quá 70 triệu đồng/năm/DN)
Doanh nghiệp nhỏ 50% giá trị hợp đồng tư vấn (không quá 150 triệu đồng/năm/DN)
Doanh nghiệp vừa 30% giá trị hợp đồng tư vấn (không quá 200 triệu đồng/năm/DN)

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tư vấn này sẽ không bao gồm tư vấn các giấy tờ, thủ tục pháp lý, hành chính của pháp luật chuyên ngành.

Hỗ trợ công nghệ

Chính sách hỗ trợ công nghệ tối đa 50% giá trị hợp đồng hoặc chi phí với các trường hợp:

HỢP ĐỒNG VỀ TƯ VẤN CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ (QUY TRÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH, QUẢN TRỊ, MÔ HÌNH KINH DOANH)
Doanh nghiệp nhỏ Tối đa 50 triệu/hợp đồng/năm
Doanh nghiệp vừa Tối đa 100 triệu/hợp đồng/năm
CHI PHÍ MUA/THUÊ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ (TỰ ĐỘNG HÓA, NÂNG CAO QUY TRÌNH KINH DOANH, SẢN XUẤT, CÔNG NGHỆ)
Doanh nghiệp siêu nhỏ Tối đa 20 triệu/năm
Doanh nghiệp nhỏ Tối đa 50 triệu/năm
Doanh nghiệp vừa Tối đa 100 triệu/năm

Hỗ trợ thuế – kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được áp dụng các thủ tục hành chính liên quan đến thuế, chế độ kế toán theo quy định:

  • Ít danh mục tài khoản kế toán;
  • Không cần nộp Bảng cân đối tài khoản;
  • Lập báo cáo tình hình tài chính đơn giản (BCTC và báo cáo kết quả kinh doanh).

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chưa có quy định về chính sách hỗ trợ thuế nhưng sẽ được hưởng hỗ trợ như doanh nghiệp siêu nhỏ.

Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ sẽ được hỗ trợ về tín dụng để tăng dư nợ cho vay. Cụ thể:

  • Hỗ trợ xây dựng phương án kinh doanh, sản xuất cũng như tăng cường kỹ năng quản trị, minh bạch hóa tài sản, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng;
  • Hỗ trợ thành lập tổ chức tư vấn độc lập nhằm xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp;
  • Khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay dựa trên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ về giá thuê mặt bằng sản xuất ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc khu công nghệ cao. Thời gian được hỗ trợ không quá 05 năm, tính từ thời điểm ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng sản xuất sẽ không được áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có vốn do Nhà nước sở hữu.

➦ Xem thêm: Cách thành lập công ty nhỏ cho người mới

Một số câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ

1. Thế nào là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ?

Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét qua các tiêu chí xác định doanh vừa và nhỏ mà Lạc Việt đã liệt kê ở trên.

2. Tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Việc xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ sẽ được căn cứ trên các tiêu chí như sau:

  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH);
  • Tổng nguồn vốn của năm;
  • Tổng doanh thu năm trước liền kề;
  • Lĩnh vực hoạt động cụ thể như nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hay thương mại, dịch vụ.

3. Các chính sách hỗ trợ nào dành cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ?

Sau khi nộp thủ tục kê khai quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vừa thì doanh nghiệp sẽ được xem xét và nhận các chính sách hỗ trợ như:

  • Hỗ trợ tư vấn;
  • Hỗ trợ công nghệ;
  • Hỗ trợ tiếp cận tín dụng;
  • Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;
  • Hỗ trợ thuế kế toán;
  • Hỗ trợ thông tin, mở rộng thị trường;
  • Hỗ trợ pháp lý, nguồn nhân lực.

Trên đây là các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo quy định hiện hành. Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp nhỏ, có thể tham khảo qua dịch vụ thành lập công ty của Lạc Việt để được tư vấn kịp thời nhé!

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798