Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp gồm những loại thuế gì? Thủ tục thực hiện nộp thuế ra sao ? Trong nội dung bài viết dưới đây, Lạc Việt sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cụ thể và chi tiết. Giúp bạn hiểu rõ được từng loại thuế, phí mà một công ty, doanh nghiệp sau khi thành lập cần thực hiện.
Quy Định Chung Về Các Loại Thuế Hiện Nay
Khi doanh nghiệp hoạt động và tạo ra lợi nhuận, việc đóng thuế là một trong những nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Thuế có tính chất bắt buộc và là một phần quan trọng trong ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật và hạn chế bị xử phạt không mong muốn. Các doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện việc nộp và kê khai thuế đủ và đúng hạn.
Theo quy định mới nhất hiện nay, có 4 loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp. Bao gồm: Lệ phí môn bài (Thuế môn bài), Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN), Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) và Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực và loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đóng thêm một số loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
Xem Thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thuế Là Gì? Tại Sao Doanh Nghiệp Phải Đóng Thuế?
Thuế doanh nghiệp tên tiếng Anh là Profit Tax. Đây là khoảng tiền mà mọi doanh nghiệp cần phải nộp cho cơ quan nhà nước. Mức phí nộp thuế sẽ được tính dựa trên các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành. Điểm đặc biệt của thuế doanh nghiệp là không mang tính đối giá và không hoàn trả lại cho người nộp thuế.
Vậy tại sao doanh nghiệp khi mới thành lập cần đóng thuế? Trên thực tế, thuế được xem là nguồn tài chính quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nguồn tài chính này giúp nhà nước xây dựng và phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hoá và giáo dục. Phục vụ cho nhu cầu và tăng thu nhập cho đời sống của nhân dân.
Chính vì lẽ đó, tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Khi đó, doanh nghiệp mới thành lập của bạn sẽ đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, thuế mà doanh nghiệp nộp sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày một vững mạnh hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn về thuế, xem thêm: Kế toán thuế là gì? Các công việc và vai trò của kế toán thuế
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Gồm Những Gì?
1. Lệ Phí Môn Bài (Thuế Môn Bài)
Lệ phí môn bài, trước đó còn được gọi là thuế môn bài. Đây là khoản tiền thu trực tiếp từ vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp và được quy định trong Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Theo đó, lệ phí môn bài được quy định như sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới bắt đầu hoạt động kinh doanh sẽ kê khai một lần;
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài là vào ngày 30 tháng 01 hàng năm;
- Các doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng hay địa điểm kinh doanh sẽ được miễn phí;
- Mức lệ phí môn bài được tính dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp và được chia thành các mức như sau:
STT | ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG | LỆ PHÍ MÔN BÀI PHẢI NỘP |
1 | Công ty, Doanh nghiệp có vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng | 3.000.000đ/năm |
2 | Công ty, Doanh nghiệp có vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng | 2.000.000đ/năm |
3 | Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh | 1.000.000đ/năm |
* Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình
STT | DOANH THU | LỆ PHÍ MÔN BÀI PHẢI NỘP |
1 | Trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000đ/năm |
2 | Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000đ/năm |
3 | Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000đ/năm |
2. Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế được thu trực tiếp từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh. Đây là một loại thuế trực thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu nhập này bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và nhiều loại thu nhập khác mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của mình.
Mặc dù tên gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên loại thuế này cũng áp dụng cho thu nhập của cá nhân, cơ sở kinh doanh không thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp. Phần thu nhập chịu thuế được tính dựa trên số tiền thu được sau khi khấu trừ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh.
Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính theo công thức như sau:
Tiền thuế TNDN | = | Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | x | Thuế suất |
Nếu doanh nghiệp KHÔNG thực hiện trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, thì sẽ được tính theo cách sau:
Tiền thuế TNDN | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất |
Trong đó:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất ưu đãi sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể như sau:
- Mức thuế suất 20% sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam, không phân biệt mức doanh thu;
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, mức thuế suất sẽ từ 32% – 50%;
- Đối với các doanh nghiệp tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý và đất hiếm trừ dầu khí, mức thuế suất sẽ là 50%.
- Đối với các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên. Tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất sẽ là 40%.
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp sẽ được tính như sau:
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp được tính theo công thức như sau:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Thu nhập tính thuế TNCN bao gồm tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân từ các nguồn như tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…), sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ theo quy định.
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Thu nhập chịu thuế (TNCN) bao gồm các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tương đương với tiền lương hoặc tiền công. Đây bao gồm cả thu nhập nhận được từ việc làm việc tại khu kinh tế.
Trong khi đó, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cùng với thu nhập từ các nguồn khác như chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, dự án đầu tư, quyền sử dụng tài sản. Cho thuê, thanh lý tài sản, tiền lãi gửi, lãi cho vay vốn, hoạt động bán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá.
3. Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế thu nhập cá nhân, tên tiếng Anh là Personal Income Tax. Đây cũng là một loại thuế mà các doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện nộp thuế. Nếu doanh nghiệp có nhân viên, người lao động, cần khấu trừ tiền thuế TNCN từ lương của nhân viên đó và nộp cho cơ quan thuế tương ứng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đóng thuế TNCN cho các khoản thu nhập khác. Ví dụ như chuyển nhượng tài sản, lãi suất ngân hàng, hoa hồng, phụ cấp và các khoản thu nhập khác mà công ty đã trả cho cá nhân. Các khoản thu nhập này sẽ được tính vào tổng thu nhập của doanh nghiệp để tính toán số thuế phải nộp.
Điều này mang lại một sự áp lực đối với một số doanh nghiệp mới thành lập mới. Đặc biệt là những doanh nghiệp đã thành lập có quy mô lớn và nhiều nhân viên. Tuy nhiên, việc đóng thuế TNCN là một nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp. Đóng góp vào ngân sách quốc gia, giúp đảm bảo quỹ phục vụ cho các chính sách phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam.
4. Thuế Giá Trị Gia Tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một khoản thuế quan trọng đối với doanh nghiệp mới thành lập. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các công ty mới thành lập phải đăng ký mức thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập.
Các doanh nghiệp mới thành lập cần phải tính và nộp VAT đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Tỷ lệ thuế VAT hiện nay là 10%, tuy nhiên đối với một số sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, tỷ lệ này có thể được áp dụng theo mức khác.
Khi đăng ký VAT, doanh nghiệp mới thành lập cần phải xác định loại hình kinh doanh của mình để đăng ký đúng mã số ngành và mã số thuế. Việc đăng ký đúng mã số ngành và mã số thuế là rất quan trọng, nếu không đăng ký đúng có thể dẫn đến việc bị phạt hoặc rắc rối về thuế.
Để đảm bảo tính chính xác và tránh vi phạm thuế trong quá trình hoạt động sau khi thành lập. Các doanh nghiệp mới thành lập cần phải có một hệ thống quản lý tài chính nội bộ. Hoặc thuê một dịch vụ kế toán trưởng, báo cáo tài chính để thống kê và quản lý tài chính cho doanh nghiệp.
Khi Đóng Thuế Đầy Đủ, Doanh Nghiệp Sẽ Được Lợi Gì ?
Thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, không ít các doanh nghiệp mới thành lập xem thường và không coi trọng việc đóng thuế. Hoặc thậm chí có một số doanh nghiệp tìm cách tránh né và trốn nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Đối với những doanh nghiệp thực hiện đóng thuế đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được hưởng những lợi ích nhất định như:
Tạo niềm tin cho khách hàng
Khi doanh nghiệp của bạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho cơ quan nhà nước. Khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, đối tác và khách hàng sẽ yên tâm hơn khi thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng. Vì doanh nghiệp của bạn đã thực hiện đúng theo quy định nộp thuế của cơ quan nhà nước.
Được hưởng các chính sách, ưu đãi từ Nhà nước
Doanh nghiệp mới thành lập đóng thuế đầy đủ sẽ được hưởng các chính sách, ưu đãi từ Nhà nước. Chẳng hạn như được hỗ trợ vay vốn, giảm thuế, giảm phí chuyển nhượng,…
Tránh rủi ro pháp lý
Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro pháp lý, bị xử phạt hoặc thậm chí bị xử lý hình sự. Do đó, khi đóng thuế đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro này và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững.
Góp phần phát triển kinh tế
Việc đóng thuế đầy đủ cũng là một phần góp phần vào ngân sách Nhà nước. Giúp tăng nguồn thu để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế và xã hội. Từ đó giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Xem Thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh online đúng quy trình
Kết luận
Trên đây là một số loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp mới thành lập cần phải đóng. Đóng và nộp thuế đầy đủ sẽ đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp hạn chế và tránh được các rủi ro về pháp lý trong quá trình kinh doanh.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, thuế cho hơn 500+ doanh nghiệp. Lạc Việt hiểu rất rõ về các loại thuế và Luật doanh nghiệp hiện nay liên quan đến thuế. Trong bài viết này, Lạc Việt xin chia sẻ đến bạn một số nội dung về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Hiểu rõ được các loại thuế và vì sao cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Doanh nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro về pháp lý và góp phần xây dựng đất nước được phát triển, giàu mạnh hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin chung được Lạc Việt giới thiệu. Trên thực tế, việc nộp và kê khai thuế ban đầu có thể phức tạp hơn tuỳ vào từng loại hình và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình đăng ký và nộp thuế, hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn tại Lạc Việt. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp về dịch vụ kế toán thuế và tư vấn doanh nghiệp, chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện việc nộp thuế đủ và đúng hạn.