Tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập là việc cần thiết trong môi trường kinh doanh. Việc tra cứu nhằm xác nhận rằng doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch và tạo điều kiện cho các bên xác thực về công ty. Ở bài viết này, Lạc Việt sẽ hướng dẫn cụ thể các cách tra cứu thông tin thành lập doanh nghiệp để bạn tham khảo nhé.
05 cách tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập
Để tra cứu chính xác thông tin của doanh nghiệp nhanh và chính xác, Lạc Việt sẽ hướng dẫn bạn 5 cách để tra cứu thông tin của một doanh nghiệp mới thành lập, cụ thể sau đây.
1. Tra cứu doanh nghiệp mới thành lập trên Cổng Thông Tin Quốc Gia
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là một trang web chính thống của Cơ quan đăng ký kinh doanh để tra cứu thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động, cũng như các doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Cụ thể các bước thực hiện tra cứu như sau:
- Bước 1: Truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại trang web dangkykinhdoanh.gov.vn;
- Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp (MST) hoặc mã số thuế vào ô tìm kiếm ở góc phải màn hình;
- Bước 3: Chọn chính xác tên doanh nghiệp cần tra cứu trong danh sách kết quả;
- Bước 4: Màn hình sẽ hiển thị thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:
- Tên công ty;
- Mã số thuế;
- Loại hình doanh nghiệp;
- Tình trạng hoạt động (đang hoạt động, tạm ngừng, giải thể, v.v.);
- Trụ sở chính Thông tin người nộp thuế.
Với thông tin dữ liệu của doanh nghiệp khi tra cứu từ trang web này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ chính xác và đúng quy định.
2. Tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập bằng mã số thuế trên Tổng cục thuế
Trang web Tổng Cục Thuế – Bộ Tài Chính cũng có tích hợp sẵn tính năng tra cứu thông tin doanh nghiệp bằng mã số thuế. Với trang web này, bạn có thể kiểm tra trạng thái hoạt động của mã số thuế công ty mới thành lập.
Để thực hiện tra cứu, bạn sẽ thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu của Tổng cục Thuế;
- Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp muốn tra cứu vào ô “Mã số thuế“, sau đó nhập mã xác nhận từ các ký tự có sẵn;
- Bước 3: Nhấn vào nút “Tra cứu“;
- Bước 3: Màn hình hiển thị thông tin chi tiết của doanh nghiệp. Để xem thêm thông tin, bạn nhấn vào “Bảng thông tin tra cứu” để biết rõ về tình trạng thuế và các dữ liệu pháp lý khác.
3. Tra cứu doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương
Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin doanh nghiệp nước ngoài, một số tỉnh thành đã triển khai tích hợp tính năng tra cứu trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương.
Việc tra cứu này giúp bạn tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và các ngành nghề kinh doanh khác. Các bước thực hiện như sau:
- Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương địa phương (có thể tra cứu trên trang web chính thức của Sở Công Thương);
- Nhập các thông tin cần tra cứu (tên doanh nghiệp, mã số thuế, lĩnh vực hoạt động) vào ô tìm kiếm;
- Hệ thống sẽ tự động trả kết quả tìm kiếm nhanh chóng.
4. Tra cứu trên các trang cung cấp thông tin doanh nghiệp
Ngoài các cổng thông tin chính thức như Lạc Việt đã hướng dẫn ở trên, bạn cũng có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập tại các trang web cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin doanh nghiệp.
Các trang này thường tổng hợp dữ liệu từ các nguồn công khai, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm. Một trong số các trang web đó là “masothue.com” là một trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế.
Các bước thực hiện tra cứu tại đây như sau:
- Bước 1: Truy cập theo đường link: https://masothue.com/;
- Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô “Tra cứu mã số thuế” và chọn biểu tượng tìm kiếm;
- Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị kết quả thông tin đầy đủ về doanh nghiệp như tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, v.v.
Ví dụ:
- Bạn muốn tra cứu thông tin của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Lạc Việt với mã số thuế là 0317181475. Chỉ cần nhập MST vào ô “Tra cứu mã số thuế” và chọn vào biểu tượng tìm kiếm. Lúc này, màn hình sẽ trả kết quả thông tin đầy đủ, chính xác.
5. Tra cứu trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
Ngoài các cách tra cứu trực tuyến, bạn cũng có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập bằng cách nộp đơn yêu cầu tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với cách tra cứu này, bạn có thể biết được chi tiết và đầy đủ các thông tin không được thể hiện trên Cổng thông tin.
Cụ thể các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đơn đề nghị tra cứu thông tin doanh nghiệp, trong đó cần ghi rõ lý do tra cứu và các thông tin cần thiết (tên doanh nghiệp, mã số thuế);
- Bước 2: Nộp đơn tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả tra cứu, cung cấp các thông tin đầy đủ về doanh nghiệp sau khi đơn đề nghị được chấp thuận.
Lưu ý:
- Thời gian tra cứu có thể lâu hơn so với các cách tra cứu thông tin doanh nghiệp trực tuyến và phải cung cấp thông tin chính xác trong đơn đề nghị.
Vì sao cần tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập?
Mục đích tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng cần tra cứu, bao gồm người thành lập doanh nghiệp, khách hàng, nhà đầu tư, người tìm việc làm và các công ty khác.
➤ Đối với người thành lập doanh nghiệp
Đối với những người chuẩn bị mở công ty, việc tra cứu thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành nghề là rất quan trọng. Việc này giúp họ hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, đối với những người đã thành lập công ty, việc kiểm tra lại tất cả thông tin đăng ký doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo mọi thông tin đã chính xác. Nếu có sai sót, cần điều chỉnh kịp thời để tránh những rắc rối pháp lý trong tương lai.
➤ Đối với nhà đầu tư
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin doanh nghiệp trước khi đầu tư là rất quan trọng. Các thông tin cần nghiên cứu bao gồm vốn điều lệ, tài sản công ty và tình hình kinh doanh. Đối với những nhà đầu tư đã xuống tiền, việc tra cứu giúp họ đưa ra những góp ý chính xác, hỗ trợ cho việc hợp tác và phát triển doanh nghiệp dễ dàng hơn.
➤ Đối với khách hàng
Không chỉ nhà đầu tư, khách hàng cũng cần tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập trước khi quyết định mua hàng hoặc hợp tác. Việc này giúp đảm bảo doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp, xác minh các thông tin chính xác và đánh giá được độ uy tín của công ty.
Đồng thời, khi tra cứu thông tin doanh nghiệp, khách hàng có thể nắm rõ các chính sách đổi trả, bảo hành, từ đó bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình giao dịch.
➤ Đối với người tìm việc
Trước khi quyết định ứng tuyển vào một doanh nghiệp nào đó, nhiều ứng viên sẽ tra cứu thông tin doanh nghiệp để hiểu rõ về văn hóa công ty, đánh giá sự ổn định về tài chính, tiềm năng phát triển và danh tiếng của công ty trên thị trường.
➤ Đối với các công ty khác
Các công ty khác trong ngành cũng có nhu cầu tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập để đánh giá tình hình cạnh tranh hiện tại. Điều này giúp họ xây dựng chiến lược phù hợp để duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Thông tin có thể tra cứu khi tìm kiếm doanh nghiệp mới thành lập
Theo Điều 28 của Luật Doanh nghiệp 2020, thông tin của doanh nghiệp có thể được tra cứu thông qua các hệ thống công khai, bao gồm những nội dung quan trọng được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các thông tin cụ thể có thể tra cứu bao gồm:
- Tên của doanh nghiệp gồm tên viết tắt và tên tiếng nước ngoài;
- Mã số doanh nghiệp (mã số thuế công ty);
- Trụ sở chính của công ty;
- Thông tin người đại diện pháp luật: Họ tên, địa chỉ liên hệ, CMND/CCCD/Hộ chiếu, quốc tịch;
- Thông tin của các thành viên hợp danh, chủ doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp;
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
➦ Xem thêm: Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh online
Một số câu hỏi thường gặp khi tra cứu thông tin doanh nghiệp
1. Tra cứu thông tin doanh nghiệp để làm gì?
Tra cứu thông tin doanh nghiệp giúp xác minh tính hợp pháp và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra thông tin về ngành nghề kinh doanh, người đại diện pháp luật, từ đó giúp quyết định việc đầu tư, hợp tác, hoặc giao dịch với doanh nghiệp.
2. Đối tượng nào có quyền tra cứu thông tin doanh nghiệp?
Tất cả cá nhân và tổ chức đều có quyền tra cứu thông tin doanh nghiệp công khai, bao gồm nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, các công ty cùng ngành, cơ quan thuế và cơ quan nhà nước.
3. Có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập bằng mã số thuế không?
Có, bạn hoàn toàn có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập bằng mã số thuế để biết được tên của doanh nghiệp và tình trạng hoạt động hiện tại.
➦ Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
4. Có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không?
Có, thông tin về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được công khai và bạn có thể tra cứu dễ dàng như các doanh nghiệp trong nước.
Hy vọng những thông tin về cách tra cứu doanh nghiệp mới thành lập đã giúp bạn hiểu rõ quy trình. Nếu bạn đang có kế hoạch mở công ty mới, đừng ngần ngại liên hệ với Lạc Việt qua hotline 0931 398 798 để được tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, hỗ trợ tận tình và nhanh chóng, giúp bạn bắt đầu kinh doanh thành công!