Việc khôi phục mã số thuế có thể gặp khó khăn nếu doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc bỏ địa điểm kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể hay tạm ngưng đúng quy định, dẫn đến mã số thuế bị đóng. Doanh nghiệp cần làm thủ tục khôi phục mã số thuế và các nghĩa vụ thuế để tiếp tục hoạt động. Bài viết này, Lạc Việt sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục cần thiết, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện hiệu quả.

khôi phục mã số thuế
Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp chi tiết

Các trường hợp cần khôi phục mã số thuế

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng mã số thuế bị đóng và cần khôi phục trong các trường hợp sau đây:

  • Ngừng hoạt động nhưng không giải thể: Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc chuyển địa điểm kinh doanh mà không thực hiện đầy đủ thủ tục giải thể với cơ quan thuế. Khi đó mã số thuế của doanh nghiệp sẽ bị bị đóng;
  • Không kê khai thuế đúng hạn: Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế hoặc không báo cáo thuế định kỳ, dẫn đến việc mã số thuế bị cơ quan thuế quản lý tạm ngừng;
  • Tạm ngừng kinh doanh: Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, khi muốn quay lại hoạt động, doanh nghiệp cần khôi phục mã số thuế;
  • Thay đổi trụ sở không thông báo: Chuyển địa điểm kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế có thể dẫn đến việc mã số thuế bị đóng;
  • Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính về thuế: Nếu vi phạm các quy định về thuế, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế đóng mã số thuế như một biện pháp xử lý hành chính.

Để khôi phục mã số thuế từ một trong các trường hợp trên, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin mở lại mã số thuế với cơ quan thuế và hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn nợ.

Hồ sơ khôi phục mã số thuế mới nhất năm 2024

hồ sơ khôi phục mã số thuế bị khóa
Trọn bộ hồ sơ khôi phục mã số thuế bị khóa

Đối với từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ khôi phục mã số thuế sẽ khác nhau, người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ khôi phục mã số thuế theo từng trường hợp cụ thể dưới đây

Trường hợp 1: Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người nộp thuế của doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin khôi phục mã số thuế trong vòng 10 ngày từ khi nhận được văn bản hủy bỏ thu hồi.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT (kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC);
  • Bản sao văn bản hủy bỏ thu hồi giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế do không hoạt động tại địa chỉ đăng ký

Trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký và bị đóng mã số thuế, để khôi phục mã số thuế thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế trước khi cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

Trường hợp 3: Doanh nghiệp xin đóng mã số thuế nhưng chưa có Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Trong trường hợp doanh nghiệp đã xin đóng mã số thuế nhưng chưa nhận được thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế, người nộp thuế cần nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế trước khi cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

Trường hợp 4: Doanh nghiệp chia tách hoặc hợp nhất nhưng hủy bỏ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Để khôi phục mã số thuế trong trường hợp doanh nghiệp chia tách hoặc hợp nhất nhưng sau đó hủy bỏ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế cần phải nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế trước khi cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT (kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC);
  • Bản sao văn bản hủy bỏ việc chia tách hoặc hợp nhất doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục khôi phục mã số thuế công ty

Khi doanh nghiệp phát hiện ra mã số thuế đang bị đóng (khóa) bởi cơ quan thuế, khi đó doanh nghiệp cần thực hiện các bước dưới đây để làm thủ tục mở lại mã số thuế công ty:

Bước 1: Xác định nguyên nhân và trường hợp bị khóa mã số thuế

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân chính và tình trạng bị khóa mã số thuế từ một trong các trường hợp mà Lạc Việt đã nêu ở trên hoặc người nộp thuế (NNT) có thể thực hiện các cách sau:

  • Liên hệ với cán bộ quản lý thuế hoặc truy cập vào trang web của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về tình trạng mã số thuế của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra các thông báo hoặc thông tin từ cơ quan thuế về các vi phạm liên quan đến thuế, hóa đơn hoặc nghĩa vụ thuế chưa thực hiện đầy đủ.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin mở lại mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý

Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân bị khóa mã số thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin mở lại mã số thuế (bao gồm mẫu số 25/ĐK-TCT và các giấy tờ khác theo từng trường hợp cụ thể). Sau đó nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý để được giải quyết.

Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của cơ quan thuế

Sau khi đã nộp hồ sơ xin mở lại mã số thuế, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Nộp đầy đủ các tờ khai thuế và báo cáo tài chính theo đúng quy định;
  • Thanh toán các khoản thuế, phạt chậm nộp và các khoản nợ thuế còn lại trước khi mở lại mã số thuế;
  • Treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp để công khai thông tin thuế.

Sau khi các yêu cầu trên được hoàn thành, cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh địa chỉ trụ sở chính và khôi phục trạng thái hoạt động của mã số thuế công ty trên hệ thống đăng ký thuế.

Dịch vụ khôi phục, mở lại mã số thuế công ty tại Lạc Việt

Để không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sớm được khôi phục mã số thuế bị khóa, Lạc Việt hiện đang cung cấp dịch vụ khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các tỉnh thành khác.

Thời gian hoàn thành thủ tục mở lại mã số thuế tại Lạc Việt từ 10 – 20 ngày làm việc, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Thời gian và chi phí khôi phục mã số thuế có thể khác nhau tùy trường hợp. Sau khi kiểm tra, Lạc Việt sẽ tư vấn và báo phí cụ thể;
  • Doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động thực tế tại địa chỉ khôi phục và tự chịu trách nhiệm với các khoản thuế nợ, tiền phạt chậm nộp và các yêu cầu khác từ cơ quan thuế.

Một số câu hỏi thường gặp về việc khôi phục mã số thuế

1. Khôi phục mã sơ thuế trong bao lâu?

Theo quy định, thời gian xử lý hồ sơ xin khôi phục mã số thuế thường là trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của doanh nghiệp và yêu cầu của cơ quan thuế.

2. Tại sao doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, dưới đây là các trường hợp thường gặp:

  • Doanh nghiệp bị cơ quan thuế thu hồi giấy phép nhưng sau đó có văn bản hủy bỏ quyết định thu hồi;
  • Doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và bị thanh tra thuế kiểm tra và thông báo ngừng hoạt động;
  • Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế do vi phạm các quy định về thuế;

3. Doanh nghiệp cần làm gì sau khi mã số thuế được khôi phục?

Sau khi mã số thuế được khôi phục, doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc sau:

  • Nộp đầy đủ và đúng hạn các tờ khai thuế, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn nợ và các khoản tiền phạt nếu có;
  • Đảm bảo hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký để tránh bị đóng mã số thuế lần nữa​.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp mà Lạc Việt muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ quy trình khôi phục mã số thuế theo quy định pháp luật. Nếu thấy thông tin hữu ích hoặc cần thêm tư vấn, hãy chia sẻ bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798