Để bắt đầu cho việc xây dựng thương hiệu và thành lập doanh nghiệp mới. Việc lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng quyết định trong quy trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại hình doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng.

Hãy bắt đầu tìm hiểu và nắm rõ các loại hình doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý và vận hành. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, Kế Toán Lạc Việt sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp hiện nay.

Loại Hình Doanh Nghiệp Nào Được Thành Lập Nhiều Hiện Nay
Loại Hình Doanh Nghiệp Nào Được Thành Lập Nhiều Hiện Nay

Hiểu Về Khái Niệm Loại Hình Doanh Nghiệp?

Loại hình doanh nghiệp được hiểu là hình thức kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp đã chọn. Trong đó, mỗi loại hình sẽ có một hình thức xây dựng và phát triển riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mỗi loại hình sẽ có ưu và nhược điểm riêng tuỳ theo từng loại hình công ty, doanh nghiệp là gì. Hiện nay theo quy định mới về luật doanh nghiệp 2020 có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

  1. Công ty cổ phần
  2. Công ty TNHH một thành viên
  3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  4. Công ty hợp danh
  5. Doanh nghiệp tư nhân
  6. Doanh nghiệp nhà nước

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng của các công ty, doanh nghiệp để lựa chọn một loại hình thành lập công ty phù hợp.

6 Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay
6 Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay

Đặc Điểm Của Từng Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay

1. Công ty Cổ Phần

Công ty Cổ Phần là loại hình có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Trong loại hình này, những người đang có cổ phần sẽ được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là một cá nhân, tổ chức và tối thiểu phải từ 3 người trở lên. Các cổ đông này sẽ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty, ví dụ như nghĩa vụ tài sản, các khoảng nợ trong phạm vi đã góp vốn thành lập doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng hoặc uỷ quyền cổ phần của mình cho người khác.

Về loại hình Công ty cổ phần sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Không giới hạn số lượng các cổ đông góp vốn tham gia thành lập.
  • Vốn điều lệ của Công ty cổ phần tại thời điểm thành lập. Sẽ là tổng giá trị các cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi rõ trong Điều lệ của công ty.
  • Công ty cổ phần sẽ có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoáng để huy động vốn.

Ngoài những đặc điểm ở trên, loại hình Công ty cổ phần còn có những đặc điểm khác. Thông qua đó có thể phân biệt được với những loại hình doanh nghiệp khác. Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn.

2. Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình chỉ có duy nhất một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ. Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên là các nhà đầu tư trong nước. Hoặc các nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật theo quy bộ luật doanh nghiệp 2020. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản bao gồm các khoảng nợ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Về loại hình Công ty TNHH một thành viên sẽ có những đặc điểm sau đây:
  • Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
  • Công ty TNHH một thành viên được xác nhận có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi với số vốn đã góp vào khi thành lập công ty.
  • Loại hình này có cơ cấu tổ chức linh động. Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có thể nhiều thành viên góp vốn tham gia. Số lượng thành viên góp vốn tham gia phải trên 2 người và tối đa 50 người. Trong đó, thành viên tham gia có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các chủ sỡ hữu Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản.

Về loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Chủ sở hữu công ty với loại hình này chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Những người góp vốn cùng thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thông thường có mối quan hệ bên ngoài với nhau. Họ tin tưởng, quen biết nhau, cùng góp vốn để thành lập công ty và cùng quản lý, điều hành.
  • Khi có nhu cầu cần chuyển nhượng vốn. Các thành viên phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại thay vì cho người bên ngoài.

4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đối nhân. Được thành lập dựa trên cơ sở sự tín nhiệm, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên. Với đặc điểm trên, thường số lượng thành viên tham gia thành lập công ty hợp danh thường rất ít. Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Hai người này sẽ cùng kinh doanh thành lập công ty với một tên chung.

Về loại hình Công ty hợp danh sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Công ty hợp danh là sự kết hợp thành lập. Như vậy sẽ tạo được uy tín cá nhân cho nhiều người. Dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Công tác điều hành, quản lý công ty hợp danh sẽ không quá phức tạp. Vì số lượng các thành viên không nhiều.
  • Thành viên thành lập công ty hợp danh là những người thường có trình độ chuyên môn cao trong nghề.
  • Cơ cấu tổ chức công ty tương đối gọn, dễ dàng quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Ngân hàng sẽ dễ dàng duyệt các khoản vay và hoãn nợ cho loại hình doanh nghiệp hợp danh này.

5. Doanh Nghiệp Tư Nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ đại diện. Người này phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần.

Về loại hình Doanh nghiệp tư nhân sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu loại hình này không phải thông qua ý kiến của bất kỳ ai khác.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo dựng niềm tin với khách hàng cũng như đối tác kinh doanh của mình.
  • Doanh nghiệp tư nhân thường sẽ có cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ dàng quản lý.
  • Người sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền bán hoặc chuyển nhượng lại doanh nghiệp cho một người khác.

6. Doanh Nghiệp Nhà Nước

Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Tư Vấn Loại Hình Doanh Nghiệp Trước Khi Thành Lập Công Ty

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp được thành lập hiện nay. Trong nội dung này, Kế Toán Lạc Việt có nêu rõ những đặc điểm cơ bản của những loại hình này. Tùy vào mục đích và nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có thể lựa chọn mô hình công ty, doanh nghiệp phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu thành lập và giải quyết những khó khăn trước khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Công ty TNHH Dịch vụ Kế Toán Lạc Việt chuyên cung cấp dịch vụ thành lập trọn gói. Nếu bạn chưa biết sẽ chọn loại hình doanh nghiệp nào để bắt đầu thành lập. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0931.398.798

 

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798