Giấy phép con là giấy tờ pháp lý không thể thiếu mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh trên thị trường. Vậy giấy phép con là gì? Có các loại giấy phép con cũng như các ngành nghề cần giấy phép con nào theo quy định? Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép con có khó không? Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết về giấy phép con trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

giấy phép con
Khái niệm về giấy phép con và cách để đăng ký

Giấy phép con là gì?

Giấy phép con còn được biết đến là giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh có điều kiện. Giấy phép con là loại giấy tờ pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân/tổ chức đã đủ điều kiện để thực hiện kinh doanh một hoặc một số ngành nghề có điều kiện.

Theo khoản 1 Điều 7 của Luật Đầu tư 2020, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà để đầu tư vào đó, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, đạo đức xã hội, cũng như sức khỏe cộng đồng.

Đặc điểm của giấy phép con, giấy phép kinh doanh

Các đặc điểm của giấy phép con (hay giấy phép kinh doanh) như sau:

  • Giấy phép con là văn bản bắt buộc các doanh nghiệp khi kinh doanh ngành, nghề có điều kiện cần phải có;
  • Mỗi ngành, nghề khác nhau thì các điều kiện, quy định để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép con khác nhau;
  • Giấy phép con được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp sau khi doanh nghiệp đã được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy phép con sẽ có thời hạn (hiệu lực) sử dụng, sau khi hết hạn thì bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới để được tiếp tục hoạt động;
  • Các hình thức của loại giấy phép này gồm: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận hoặc văn bản chấp thuận.

Các ngành nghề kinh doanh cần giấy phép con thường gặp

Hầu hết các ngành nghề kinh doanh theo Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 đều cần xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh của ngành nghề đó. Trường hợp cá nhân/tổ chức kinh doanh các ngành, nghề không thuộc Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không phải xin giấy phép.

Hãy cùng Lạc Việt tham khảo một số lĩnh vực cần xin cấp giấy phép con sau đây.

1. Lĩnh vực du lịch, lữ hành

Đối với lĩnh vực du lịch, tùy thuộc vào doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hoặc quốc tế mà cần có 1 trong 2 loại giấy phép sau:

Cả hai loại giấy phép con này đều được cơ quan có thẩm quyền là Sở Du Lịch cấp phép.

2. Lĩnh vực giáo dục

Các loại giấy phép con ngành giáo dục như sau: Kinh doanh hoạt động trung tâm ngoại ngữ/tin học:

  • Xin giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ/tin học do Sở Giáo Dục cấp;
  • Kinh doanh trường mầm nom: Xin cấp Quyết định cho phép thành lập trường từ Sở Giáo Dục;
  • Kinh doanh dịch vụ dạy nghề: Xin giấy phép dạy nghề của cơ sở do Sở lao động Thương binh & Xã hội cấp.

3. Lĩnh vực kinh doanh rượu

Kinh doanh rượu sẽ có nhiều loại giấy phép con khác nhau, phụ thuộc vào hình thức mà doanh nghiệp lựa chọn là bán lẻ, bán buôn hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Nếu kinh doanh buôn bán rượu thì doanh nghiệp (hoặc nhà hàng, khách sạn) cần xin 1 trong 3 loại giấy phép con sau:

  • Giấy phép bán lẻ rượu;
  • Giấy phép bán buôn rượu;
  • Giấy phép đăng ký bán tiêu dùng rượu tại chỗ.

4. Lĩnh vực và an toàn và chất lượng sản phẩm

Một số lĩnh vực liên quan đến an toàn và chất lượng sản phẩm như: kinh doanh rau sạch, hải sản, hàng hóa, kinh doanh trong nhà hàng/khách sạn,… Ví dụ: Khi kinh doanh sản xuất nước uống đóng chai thì xin 2 loại giấy phép con do Sở Y tế hoặc Phòng Y tế Quận cấp:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn sản phẩm (sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện ATVSTP).

Tương tự, việc kinh doanh sản xuất thực phẩm cũng cần xin 2 loại giấy phép con trên nhưng do Sở Y tế cấp.

5. Lĩnh vực xây dựng

Nếu doanh nghiệp kinh doanh xây dựng thì cần xin giấy phép xây dựng do Sở Xây Dựng cấp, đối với giấy phép xây dựng gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới;
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy phép di dời công trình.

6. Các lĩnh vực khác

Một số ngành nghề cần xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh như sau:

NGÀNH NGHỀ LOẠI GIẤY PHÉP CON CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP CON
Sản xuất mỹ phẩm Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm Sở Y Tế
Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm Bộ Y Tế
Sản xuất phim Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim Cục Điện Ảnh
Mở văn phòng đại diện tại nước ngoài Giấy phép mở văn phòng đại diện tại nước ngoài Sở Công Thương
Kinh doanh hóa chất Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất Sở Công Thương

Các loại giấy phép con phổ biến hiện nay

các loại giấy phép con
Các loại giấy phép con phổ biến hiện nay

Giấy phép con của mỗi ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ khác, tùy thuộc vào tính chất đặc thù của ngành nghề đó. Một số loại giấy phép con, giấy phép kinh doanh hiện nay như:

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép con theo quy định

Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép con của mỗi ngành nghề sẽ khác nhau, phụ thuộc vào quy định của từng ngành nghề có điều kiện kinh doanh.

thủ tục xin giấy phép con
Trình tự thủ tục xin giấy phép con (giấy phép kinh doanh) theo quy định

1. Hồ sơ xin giấy phép con (giấy phép kinh doanh)

Để xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh thì cá nhân/tổ chức cần chuẩn hồ sơ cơ bản gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;
  • Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản điều lệ công ty và phương án kinh doanh dự kiến;
  • Thông tin của người đứng đầu doanh nghiệp (bản sao hợp lệ CMND hoặc CCCD)
  • Giấy chứng nhận trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm với lĩnh vực hoạt động của các người điều hành trực tiếp;
  • Một số giấy tờ pháp lý khác theo quy định của từng ngành nghề cụ thể.

Ví dụ, ông Nguyễn Văn Nam muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (được ban hành theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL);
  • Bản sao của GCN đăng ký đầu tư hoặc GCN đăng ký doanh nghiệp có chứng thực; Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
  • Bản sao của Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành có chứng thực;
  • Bản sao về hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành có chứng thực.

2. Trình tự thủ tục xin giấy phép con

Quy trình đăng ký xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh được thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có điều kiện, yêu cầu khác nhau nên hồ sơ đăng ký cũng khác nhau, cơ bản có đầy đủ các giấy tờ như mục (5).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ sau khi đã được chuẩn bị và soạn thảo đầy đủ thì nộp đến cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất quy trình đăng ký. Nơi nộp hồ sơ sẽ còn tùy thuộc vào từng loại giấy phép con.

Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ trong khoảng thời gian làm việc, tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian trả kết quả cho cá nhân/tổ chức còn phụ thuộc vào loại giấy phép và tình trạng hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp phép con và thông báo kết quả cho cá nhân/tổ chức;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo yêu cầu cá nhân/tổ chức chỉnh sửa, bổ sung và nộp lại.

Đối với trường hợp của ông Nguyễn Văn Nam như Lạc Việt đã ví dụ ở trên, nếu muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì nộp hồ sơ đến Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Thời hạn thẩm định và cấp giấy phép cho doanh nghiệp là 10 ngày, tính từ ngày đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp Cục từ chối cấp phép thì có thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản.

Lưu ý khi xin giấy phép con trong kinh doanh

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin giấy phép con cho nhiều tổ chức/doanh nghiệp, Lạc Việt đã đúc kết được một số lưu ý muốn chia sẻ đến bạn trước khi xin giấy phép con như sau:

  • Kiểm tra quy định về ngành nghề kinh doanh;
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, điền chính xác các thông tin trong mẫu đề nghị;
  • Nộp đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép con với từng ngành nghề;
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng của hồ sơ, xem có sai hoặc thiếu sót và bổ sung khi có yêu cầu;
  • Chuẩn bị chi phí khi xin giấy phép con, gồm khoản phí liên quan đến thủ tục, in ấn và công chứng.

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký giấy phép con

1. Khi nào cần xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh?

Các trường hợp cần xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh gồm:

  • Kinh doanh,đầu tư đối với các ngành nghề có điều kiện theo Phụ lục IV của Luật đầu tư 2020;
  • Giấy phép con đã hết thời hạn hoặc bị mất.

2. Thời gian xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh trong bao lâu?

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà thời gian cấp phép cũng sẽ khác nhau. Ví dụ:

  • Thời gian xử lý hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là 10 ngày, từ ngày hồ sơ hợp lệ;
  • Thời gian xử lý hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép con, giấy phép kinh doanh?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý và cấp giấy phép con còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và loại giấy phép con.

Ví dụ:

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy do Cục Cảnh sát PCCC trực thuộc Bộ Công an cấp;
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.

Nếu bạn đang cần xin giấy phép con đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì liên hệ với Lạc Việt qua hotline 0931 398 798 để được hỗ trợ. Đội ngũ chuyên viên pháp lý sẽ tư vấn và hướng dẫn cá nhân/tổ chức chuẩn bị giấy tờ, tài liệu cần thiết để xin giấy phép con.

Trên đây là các thông tin cơ bản về giấy phép con như: các ngành nghề cần xin giấy phép, các loại giấy phép, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép con. Việc nắm rõ pháp lý về giấy phép con sẽ giúp bạn tuân thủ đúng quy định và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798