Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là bước quan trọng để mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh. Vậy, trình tự thủ tục và hồ sơ tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây của Lạc Việt. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm rõ cách thực hiện một cách hiệu quả, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là gì?

vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Khái niệm về vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp và được ghi rõ trong bản điều lệ công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Chủ sở hữu có trách nhiệm góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Nếu không góp đủ, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ;
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã cam kết.

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên có thể thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh và sẽ do chủ sở hữu quyết định.

➦ Tìm hiểu thêm: Vốn điều lệ là gì?

Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có thể lựa chọn tăng vốn điều lệ thông qua hai hình thức:

  • Chủ sở hữu có thể tự quyết định việc tăng thêm vốn điều lệ;
  • Chủ sở hữu có thể huy động thêm vốn từ các tổ chức hay cá nhân khác.

1. Hình thức chủ sở hữu quyết định tăng thêm vốn góp

Đây là cách phổ biến và thường được chủ doanh nghiệp áp dụng để tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên. Với hình thức này, chủ sở hữu là người duy nhất của công ty và có thể tăng vốn điều lệ bằng cách bổ sung thêm vốn đầu tư.

Điều này giúp công ty không bị thâu tóm cổ phần như các loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên chỉ cần thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

1. Hình thức huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên theo hình thức này, chủ sở hữu sẽ quyết định số lượng người tham gia và mức huy động vốn góp. Tuy nhiên, công ty sẽ phải chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, tùy thuộc vào số lượng và mong muốn của chủ sở hữu.

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Hướng dẫn quy trình thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, để thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, người đại diện pháp luật của công ty cần thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT về việc tăng vốn điều lệ, quy trình thực hiện bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mức vốn và hình thức tăng vốn điều lệ

Đây được xem là bước đầu tiên trong việc tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp cần xác định rõ mức vốn điều lệ phù hợp và hình thức tăng vốn góp. Từ đó, các bước thực hiện tiếp theo sẽ dễ dàng và chính xác hơn.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Đối với hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH từ quyết định của chủ sở hữu, hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên;
  • Quyết định về việc tăng vốn điều lệ đã được chủ sở hữu công ty;
  • Biên bản định giá tài sản công ty trong trường hợp vốn góp thêm bằng tài sản cố định;
  • Giấy ủy quyền của người trực tiếp nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không thể tự nộp);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền.

Đối với hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH từ việc huy động thêm vốn từ cá nhân/tổ chức khác, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn công ty (nếu chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách hội đồng cổ đông (nếu chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
  • Quyết định về việc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác và giấy xác nhận góp vốn của thành viên mới;
  • Văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư phê duyệt việc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức có vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư;
  • Giấy ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ (trong trường hợp người đại diện không thể tự nộp);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sau khi đã được chuẩn bị và soạn thảo nội dung đầy đủ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí nhà nước để hoàn tất quy trình đăng ký.

Bước 4: Chờ giải quyết và nhận kết quả

Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và thông báo kết quả.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và nộp lại như bước 2.

➦ Xem thêm: Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Lưu ý khi tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Trong thời hạn 30 ngày kể từ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, công ty cần công bố thông tin về việc thay đổi vốn điều lệ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

lưu ý khi tăng vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên
2 Lưu ý quan trọng khi tăng vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

Ngoài ra, nếu việc tăng vốn điều lệ làm thay đổi mức lệ phí môn bài phải nộp của nộp của năm tiếp theo, doanh nghiệp cần nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 31/12 của năm thay đổi, cụ thể:

  • Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài sẽ là 3.000.000 đồng/năm;
  • Nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài sẽ là 2.000.000 đồng/năm.

Một số câu hỏi thường gặp về tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

1. Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên tối thiểu là bao nhiêu?

Theo Luật doanh nghiệp 2020 hiện nay, không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên cần phải góp đủ mức vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH một thành viên muốn tăng vốn điều lệ cần phải làm gì?

Để tăng vốn điều lệ, công ty TNHH một thành viên cần thực hiện các bước sau:

  • Góp đủ số vốn điều lệ cần tăng thêm;
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên;
  • Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT.

➦ Tham khảo chi tiết: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên như Lạc Việt đã hướng dẫn ở trên

3. Có thể tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên bằng tiền mặt không?

Có thể tăng vốn điều lệ bằng tiền mặt, tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4. Tăng vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với công ty TNHH 1 thành viên?

Tăng vốn điều lệ đem lại nhiều lợi ích cho công ty TNHH 1 thành viên, chẳng hạn như:

  • Củng cố thêm tiềm lực về tài chính, tạo cơ hội phát triển trong quá trình hoạt động và kinh doanh;
  • Tăng độ uy tín trong mắt khách hàng và đối tác;
  • Tăng khả năng vay vốn ngân hàng khi thực hiện các dự án lớn.

Có thể thấy, việc tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là một quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đây được xem là sự khởi đầu mới thể hiện sức mạnh về nguồn tài chính và đảm bảo sự ổn định cho doanh nghiệp. Lạc Việt hiện đang cung cấp dịch vụ tăng vốn điều lệ với chi phí hợp lý, nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu, có thể liên hệ theo số 0931 398 798

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798