Các doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh thường phân vân giữa việc nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Mặc dù cả hai hình thức này có một số điểm giống nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt về chức năng và thủ tục pháp lý. Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ giúp bạn cách phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện, từ đó bạn có thể lựa chọn được hình thức phù hợp với mục đích và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện
Cách phân biệt giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

Khái niệm về chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động, việc hiểu rõ khái niệm về chi nhánh và văn phòng đại diện là vô cùng quan trọng, bạn có thể tham khảo về khái niệm của hai hình thức này dưới đây:

Chi nhánh công ty là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng kinh doanh của công ty mẹ kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Điều này có nghĩa là, chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng và có con dấu riêng, nhưng phải tuân theo ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty mẹ. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân độc lập, mà hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của doanh nghiệp mẹ.

Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện (VPĐD) là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có chức năng chính là đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và hỗ trợ tiếp cận thị trường mới.

Điều này có nghĩa là, văn phòng đại diện không được phép tiến hành các hoạt động tạo ra lợi nhuận hoặc doanh thu. Các hoạt động được phép bao gồm: Liên lạc và giao dịch, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, giám sát thị trường…

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp A sản xuất và kinh doanh sản phẩm B, thì:

  • Văn phòng đại diện của doanh nghiệp A không được phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm B;
  • Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các hoạt động không nhằm mục đích sinh lời theo ủy quyền của doanh nghiệp A hoặc người đứng đầu của doanh nghiệp A.

Phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Từ những khái niệm mà Lạc Việt đã chia sẻ ở trên, nếu bạn vẫn chưa phân biệt được sự giống và khác nhau của chi nhánh và văn phòng đại diện, hãy tham khảo thêm bảng so sánh chi tiết dưới đây về hai hình thức này:

TIÊU CHÍ CHI NHÁNH CÔNG TY VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Cách đặt tên Tên bao gồm hai thành phần: Chi nhánh + Tên doanh nghiệp Tên bao gồm hai thành phần: Văn phòng đại diện + Tên doanh nghiệp
Chức năng Thực hiện các hoạt động kinh doanh chính thức của công ty mẹ, có quyền tự quản lý và ra quyết định độc lập. Thường chỉ thực hiện các hoạt động hỗ trợ hoặc giới hạn cho công ty mẹ, không có quyền quản lý độc lập.
Mã số thuế, con dấu
  • Có mã số thuế riêng;
  • Được phép khắc con dấu riêng theo nhu cầu, không bắt buộc.
  • Không có mã số thuế riêng, dùng mã số thuế của công ty mẹ;
  • Không có con dấu riêng, sử dụng con dấu của công ty mẹ.
Xuất hóa đơn Có thể xuất hóa đơn GTGT, tùy thuộc vào nhu cầu và loại hình hạch toán của chi nhánh. Không được phép xuất hóa đơn GTGT, thường phải yêu cầu công ty mẹ xuất hóa đơn thay mặt.
Ký kết hợp đồng Được phép ký kết hợp đồng trực tiếp bởi người đứng đầu chi nhánh hoặc người được ủy quyền. Không có quyền ký kết hợp đồng thương mại, chỉ có thể ký kết các hợp đồng hỗ trợ cho công ty mẹ.
Các loại thuế phải nộp
  • Lệ phí môn bài;
  • Thuế GTGT;
  • Thuế TNCN;
  • Thuế TNDN (chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh).
Lệ phí môn bài
Hình thức hạch toán và kê khai nộp thuế Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
  • Cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính cuối năm, báo cáo thuế hàng quý và hàng năm, sử dụng chữ ký số của công ty mẹ để nộp lệ phí môn bài;
  • Khác tỉnh: Chi nhánh phải có con dấu và chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, thuế GTGT, và thực hiện báo cáo thuế hàng quý. Báo cáo tài chính cuối năm vẫn do công ty mẹ thực hiện quyết toán.

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Cùng tỉnh hoặc khác tỉnh: Chi nhánh phải có chữ ký số riêng, tự thực hiện kê khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), và lập báo cáo thuế hàng quý cũng như quyết toán thuế cuối năm như một doanh nghiệp độc lập.
  • Văn phòng đại diện không chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, do đó không phải nộp lệ phí môn bài;
  • Thay vào đó, công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.

Xem thêm: Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện
Nên chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Căn cứ vào bảng phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện mà Lạc Việt đã liệt kê ở trên, bạn có thể lựa chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của mình, cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực và phục vụ khách hàng trên khắp các tỉnh thành, đồng thời có nhu cầu ký hợp đồng và xuất hóa đơn, việc thành lập chi nhánh là sự lựa chọn hợp lý.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc thăm dò thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu mà không có kế hoạch kinh doanh cụ thể tại đó, việc mở văn phòng đại diện sẽ là phương án phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Một số câu hỏi thường gặp về chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

1. Văn phòng đại diện có chức năng gì?

Văn phòng đại diện thường được thành lập để đại diện cho công ty mẹ trong một khu vực cụ thể mà không thực hiện hoạt động kinh doanh chính thức. Chức năng của văn phòng đại diện thường bao gồm thăm dò thị trường, quảng bá thương hiệu, duy trì mối quan hệ với đối tác và thực hiện các nhiệm vụ khác dưới sự quản lý của công ty mẹ.

2. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Văn phòng đại diện sẽ không phải nộp lệ phí môn bài vì không thực hiện hoạt động kinh doanh trực tiếp. Thay vào đó, công ty mẹ sẽ trực tiếp thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài cho văn phòng đại diện.

3. Chi nhánh và văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Chi nhánh và văn phòng đại diện đều không có tư cách pháp nhân, cả hai hình thức này được thành lập dưới sự quản lý và điều hành của doanh nghiệp mẹ và không có quyền tự chủ về tài chính hay pháp lý.

4. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Cụ thể:

  • Thành lập văn phòng đại diện nếu doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc khách hàng, dễ dàng liên hệ và trao đổi giấy tờ, hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, hoặc trưng bày sản phẩm;
  • Thành lập chi nhánh nếu doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động tại các tỉnh, thành phố khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong các giao dịch.

Trên đây, Lạc Việt đã cung cấp thông tin chi tiết để phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu và định hướng của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ thành lập văn phòng đại diện hay dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798