Chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc là hai loại hình chi nhánh có vốn từ trụ sở chính. Tuy nhiên, cả hai loại này đều có sự khác nhau trong các nghiệp vụ và chế độ kế toán. Lạc Việt sẽ giúp bạn cách phân biệt chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập trong nội dung bài viết dưới đây.

chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc
Phân biệt giữa chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Thế nào là chi nhánh hạch toán độc lập, chi nhánh hạch toán phụ thuộc?

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập được hiểu là đơn vị kế toán của chi nhánh sẽ hoạt động độc lập với công ty chủ quản (trụ sở chính). Chi nhánh tự xác định các khoản như chi phí tính thuế, thu nhập tính thuế cũng như kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và báo cáo tài chính (BCTC) tại chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ có con dấu, mã số thuế 13 số, tài khoản ngân hàng riêng và hoạt động có chức năng như doanh nghiệp bình thường. Ngoài ra, bộ phận kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập sẽ là đơn vị kế toán dựa trên Luật Kế toán.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?

Trái với chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ có đơn vị kế toán phụ thuộc vào trụ sở chính. Theo đó, chi nhánh sẽ chuyển số liệu, chứng từ doanh thu và chi phí về trụ sở chính để thực hiện hạch toán chung với BCTC.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc bao gồm:

  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh: Cần có chữ ký số và con dấu riêng để thực hiện đóng thuế TNCN, GTGT và lệ phí môn bài ở chi nhánh. Việc quyết toán thuế TNDN và BCTC cuối năm do trụ sở chính thực hiện;
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh: Trụ sở chính trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện BCTC cuối năm, báo cáo thuế hàng quý/hàng năm và sử dụng chữ ký số để nộp thuế môn bài.

Điểm giống nhau của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập sẽ có những điểm giống nhau, cụ thể như sau:

  • Vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh sẽ thuộc công ty chủ quản (trụ sở chính);
  • Trụ sở chính thực hiện tổ chức bộ máy nhân sự;
  • Đơn vị kế toán của chi nhánh sẽ thuộc đơn vị kế toán của công ty;
  • Chi nhánh hoạt động kinh doanh phải theo sự sắp xếp và ủy quyền từ trụ sở chính;
  • Nếu trụ sở chính giải thể thì bắt buộc chi nhánh chấm dựng hoạt động kinh doanh.

Điểm khác nhau của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập

Tuy đều có vốn kinh doanh từ trụ sở chính nhưng cả hai loại chi nhánh sẽ có những điểm khác nhau riêng biệt về việc kê khai và đóng các loại thuế.

1. Kê khai & đóng thuế môn bài

Sự khác nhau về việc kê khai và nộp thuế môn bài vào ngân sách nhà nước của hai hình thức hạch toán như sau:

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của trụ sở chính.

2. Kê khai & đóng thuế giá trị gia tăng

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của trụ sở chính.

Tuy nhiên, nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính đã có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng thì đăng ký kê khai và nộp thuế tại cơ quan quản lý của chi nhánh để trực tiếp bán hàng.

Bên cạnh đó, nếu chi nhánh kinh doanh trong các lĩnh vực ăn uống, karaoke, massage hoặc nhà hàng thì quyết định về việc kê khai và đóng thuế GTGT do Cục trưởng Cục Thuế ở địa phương.

3. Kê khai & nộp thuế TNDN

Việc kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập được quy định như sau:

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của trụ sở chính.

4. Con dấu của chi nhánh

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Cần có con dấu. Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Cần có con dấu. Có thể có hoặc không có con dấu.

5. Đăng ký hóa đơn điện tử

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Cần có hóa đơn điện tử. Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Có thể có hoặc không. Nếu không có thì sẽ xuất hóa đơn từ trụ sở chính nếu cần.

6. Mở tài khoản ngân hàng

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Có. Có. Không bắt buộc.

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng cùng tỉnh với trụ sở chính sẽ không bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc thực hiện giao dịch hai chiều thì nên mở tài khoản.

7. Chữ ký số

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Có. Có. Có thể có hoặc không.

➦ Xem thêm: Bảng giá chữ ký số giá rẻ

8. Lập báo cáo tài chính cuối năm

CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính
Tự kê khai và nộp tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh. Báo cáo thuế mỗi quý do chi nhánh thực hiện. BCTC cuối năm do trụ sở chính quyết toán và nộp tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Trụ sở chính kê khai và nộp BCTC tại cơ quan thuế của chi nhánh.

9. Chế độ kế toán

Theo quy định, ở mỗi chi nhánh sẽ có chế độ kế toán khác nhau.

  • Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:
    • Bộ phận kế toán là đơn vị kế toán căn cứ vào Luật Kế toán;
    • Bộ phận kế toán tự kê khai sổ sách và làm báo cáo thuế của chi nhánh.
  • Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
    • Chi nhánh chuyển hóa đơn, chứng từ về trụ sở chính;
    • Trụ sở chính tự kê khai và quyết toán thuế.

➦ Xem thêm: Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện

Hướng dẫn kiểm tra chi nhánh hạch toán là phụ thuộc hay độc lập

Trên Giấy phép kinh doanh sẽ không thể hiện chi nhánh hạch toán độc lập hay chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Vì vậy, có 03 cách để kiểm tra xem chi nhánh hạch toán là độc lập hay phụ thuộc, cụ thể:

  • Cách 1: Có thể liên hệ với Giám đốc hoặc người có liên quan đến công ty để kiểm tra hồ sơ giấy tờ, thông báo thay đổi kinh doanh của công ty hoặc thông báo đăng ký thuế;
  • Cách 2: Đăng nhập vào website của Thuế điện tử bằng mã số thuế của chi nhánh để tra cứu nộp thuế.
    • Nếu nộp tờ khai thuế môn bài, thuế TNCN, GTGT: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc;
    • Nếu nộp thêm tờ khai Quyết toán thuế TNDN, BCTC: Chi nhánh hạch toán độc lập.
  • Cách 3: Truy cập vào website của Tổng cục thuế (link: tracuunnt.gdt.gov.vn) hoặc Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (link: dangkyquamang.dkkd.gov.vn) bằng MST của chi nhánh hoặc công ty.

Thành lập chi nhánh công ty nên chọn hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập?

Trước khi thành lập chi nhánh công ty, cá nhân/tổ chức cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn hình thức hạch toán sao cho phù hợp với hoạt động kinh của chi nhánh. Cả hai hình thức hạch toán đều có sự khác nhau về nghĩa vụ liên quan đến thuế, kế toán của chi nhánh.

thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập
Nên chọn thành lập chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc hay độc lập

Ví dụ: Kê khai và nộp thuế GTGT, lệ phí môn bài, lập BCTC cuối năm và các thủ tục pháp lý khác như đăng ký hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng, con dấu.

Để dễ dàng chọn lựa được hình thức hạch toán thích hợp, Lạc Việt sẽ nêu các ưu & nhược điểm chi tiết của chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc.

Chi nhánh hạch toán độc lập

Ưu điểm của loại hình chi nhánh này là các sổ sách kế toán, chứng từ đều độc lập và rõ ràng. Điều này sẽ thuận tiện trong việc quản lý chi phí cũng như phân tích tình hình lỗ – lãi của chi nhánh. Từ đó sẽ có giải pháp xử lý phù hợp với chi nhánh.

Tuy nhiên, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ tồn đọng một số nhược điểm như:

  • Chi nhánh phải tự kê khai và làm các loại báo cáo: báo cáo thuế, BCTC và những loại báo cáo khác cho cơ quan chức năng;
  • Cần lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán riêng biệt;
  • Có phát sinh chi phí trong việc quản lý và tổ chức nhân sự ở bộ phận kế toán của chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Một số ưu điểm của loại hình chi nhánh hạch toán phụ thuộc vào trụ sở chính như:

  • Trụ sở chính sẽ chịu trách nhiệm kê khai và làm các loại báo cáo. Vì vậy, chi nhánh chỉ cần tổng hợp số liệu và chứng từ cuối tháng và gửi về trụ sở chính;
  • Giảm đi một số nghiệp vụ kế toán nên dễ dàng vận hành và quản lý;
  • Không phát sinh chi phí trong việc tổ chức bộ máy nhân sự (chi phí lương và tuyển dụng).

Tuy nhiên, chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ do trụ sở chính quản lý và vận hành hoàn toàn. Từ đó, việc quản lý chi phí, lợi nhuận, lỗ lãi và chứng từ khác sẽ gặp khó khăn hơn.

Như vậy, do không có quy định bắt buộc về việc doanh nghiệp phải lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập, nên doanh nghiệp có thể chọn loại chi nhánh phù hợp với cơ cấu tổ chức và điều kiện của mình.

➦ Xem thêm: Phân biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Một số câu hỏi thường gặp về chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

1. Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh có kế toán hoạt động riêng, tự xác định và nộp thuế, lập báo cáo tài chính tại chi nhánh. Chi nhánh có con dấu, mã số thuế riêng, tài khoản ngân hàng riêng và hoạt động như một doanh nghiệp độc lập trong giới hạn chức năng của nó.

2. Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?

Không, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ không có tư cách pháp nhân vì nó là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, hoạt động nhằm mở rộng kinh doanh và không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách riêng lẻ.

3. Công ty có chi nhánh hạch toán độc lập có phải lập BCTC hợp nhất không ?

Công ty có chi nhánh hạch toán độc lập không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, vì chi nhánh này vẫn thuộc công ty mẹ.

4. Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập như thế nào?

Chi nhánh hạch toán độc lập phải đăng ký mã số thuế riêng, lập báo cáo tài chính riêng và tự khai báo thuế trực tiếp tại cơ quan thuế địa phương nơi chi nhánh hoạt động.


Bài viết trên, Lạc Việt đã giúp bạn phân biệt giữa chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Tùy theo điều kiện doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn hình thức hạch toán phù hợp. Nếu bạn cần thành lập chi nhánh (hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, trong hoặc ngoài tỉnh), hãy cân nhắc các gói dịch vụ của Lạc Việt, trọn gói chỉ từ 1.000.000đ, hoàn thành trong 3 ngày làm việc.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798