Để quyết định nên mua lại công ty hay thành lập doanh nghiệp mới, bạn phải hiểu rõ về ưu và nhược điểm của hai hình thức này. Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ chia sẻ cụ thể ưu điểm, nhược điểm của từng hình thức mua bán, thành lập doanh nghiệp để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất.

nên mua lại công ty hay thành lập doanh nghiệp mới
Nên mua lại công ty hay thành lập doanh nghiệp mới?

Mua lại công ty (M&A) là gì?

Mua lại công ty cũ, doanh nghiệp (M&A) là việc mà cá nhân/tổ chức tiến hành mua lại doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua lại công ty đã hoạt động. Đây là hình thức mua bán công ty gồm: tên, trụ sở, đội ngũ nhân sự, quy trình sản xuất, tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất,…

mua lại công ty
Tìm hiểu khái niệm về việc mua lại công ty

Mục đích chính của việc mua lại công ty cũ là để thực hiện kinh doanh nhưng không cần tốn thời gian để thành lập công ty mới. Thực hiện thủ tục mua lại công ty gồm các trường hợp sau:

  • Thay đổi cổ đông, thành viên góp vốn trong công ty,… dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng phần vốn góp;
  • Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp qua nhiều hình thức gồm: sáp nhập hoặc hợp nhất công ty.

Đồng thời, bên bán công ty sẽ tiến hành chấm dứt tất cả quyền hạn, nghĩa vụ với doanh nghiệp được bán, tính từ thời điểm thực hiện chuyển giao.

➦ Tìm hiểu thêm: Mua bán doanh nghiệp M&A là gì?

Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty mới hay còn gọi là thành lập doanh nghiệp, là việc xây dựng một tổ chức kinh tế mới và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Một số yếu tố được thẩm định trước khi cấp phép gồm: ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở, loại hình doanh nghiệp hoạt động,…

➦ Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp

So sánh ưu và nhược điểm khi mua lại công ty và thành lập doanh nghiệp mới

Trước khi tìm hiểu chi tiết về việc “nên mua lại công ty đang hoạt động hay thành lập doanh nghiệp mới”, Lạc Việt sẽ so sánh ưu và nhược điểm giữa 2 hình thức này, từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn trước khi đưa ra quyết định.

ưu nhược điểm mua lại công ty và thành lập mới
Lạc Việt giúp bạn so sánh ưu nhược điểm khi mua lại công ty và thành lập mới

1. Ưu, nhược điểm khi mua lại công ty, doanh nghiệp

1.1 Ưu điểm khi mua lại doanh nghiệp

➔ Tiết kiệm thời gian thành lập công ty mới

Đa phần, các công ty cũ đã có thương hiệu hoặc thương hiệu đã rất nổi tiếng trên thị trường. Vì vậy, cá nhân/tổ chức chỉ cần kế thừa, phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ, tốt hơn sau khi mua lại. Từ đó, cá nhân/tổ chức cũng tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức, chi phí cho việc thành lập và tạo dựng thương hiệu mới.

Tuy nhiên, cá nhân/tổ chức không tìm hiểu kỹ về thương hiệu của công ty cũ sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh sau. Bởi một số doanh nghiệp đã và đang hoạt động có hình ảnh thương hiệu không tốt trong mắt của khách hàng.

➔ Có sẵn cơ sở vật chất, nhân sự

Khi thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp, bên bán sẽ chuyển nhượng tất cả tài sản của công ty cho bên mua: cơ sở vật chất, tài sản trí tuệ, mặt bằng kinh doanh, quy trình sản xuất, đội ngũ nhân sự,…

Vì vậy, cá nhân/tổ chức không cần bỏ thời gian, chi phí để trang bị về cơ sở vật chất cho công ty cũng như thực hiện quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.

➔ Có sẵn nguồn dữ liệu khách hàng

Việc thực hiện thủ tục mua lại công ty cổ phần hoặc mua lại công ty TNHH sẽ bao gồm việc chuyển giao cơ sở dữ liệu khách hàng, tệp khách hàng thân thiết và tiềm năng (vì đây là tài sản của công ty).

Do đó, cá nhân/tổ chức tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí đáng kể trong quá trình tìm kiếm khách hàng sau khi mua lại công ty.

➔ Tạo dựng lòng tin cho khách hàng dễ hơn

Hiện nay, khách hàng sẽ có tâm lý ưa chuộng chọn các công ty có lịch sự thành lập lâu đời, cũng như nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Do đó, việc lựa chọn mua lại doanh nghiệp cũ sẽ dễ dàng tạo lòng tin cho khách hàng hơn so với công ty mới thành lập.

Sau khi mua lại, mã số thuế của công ty cũ không thay đổi, thời gian và lịch sử hoạt động được ghi nhận từ thời điểm nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

➔ Có sẵn các loại giấy phép con đã được cấp

Khi thành lập doanh nghiệp mới, đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các thủ tục xin giấy phép con là việc cần thiết. Trường hợp mua lại công ty cũ đang hoạt động với ngành nghề tương tự như ngành nghề cá nhân/tổ chức dự định kinh doanh thì cá nhân/tổ chức sẽ được thừa hưởng tất cả các loại giấy phép con, chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi về chủ sở hữu.

1.2 Nhược điểm của mua lại doanh nghiệp

Việc mua lại doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua lại công ty đã hoạt động đem đến nhiều lợi ích cho cá nhân/tổ chức. Tuy nhiên, việc này vẫn có một số nhược điểm như sau:

  • Cá nhân/tổ chức sẽ có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ của công ty cũ đã mua lại, trong đó có các khoản tiền phạt hoặc khoản nợ;
  • Việc quản lý về quy trình sản xuất, nhân sự sẽ gặp khó khăn hơn nếu không phù hợp với cách quản lý của doanh nghiệp trước đó hoặc đã có sự mâu thuẫn trong nội bộ;
  • Thủ tục mua bán công ty cũ phức tạp, gồm nhiều thủ tục nhỏ khác nhau như chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, cổ phần, thay đổi người đại diện hoặc nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Vì vậy, cá nhân/tổ chức cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để đưa ra quyết định có nên mua lại doanh nghiệp hay không.

2. Ưu, nhược điểm khi thành lập công ty, doanh nghiệp mới

2.1 Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp mới

Một số ưu điểm nổi bật khi thành lập doanh nghiệp mới như:

  • Có thể chủ động trong việc chọn tên doanh nghiệp, vốn điều lệ, danh sách ngành nghề kinh doanh, trụ sở chính;
  • Chủ động trong việc định hướng phát triển công ty, tạo dựng thương hiệu theo mong muốn của cá nhân/tổ chức;
  • Hạn chế trả các khoản tiền phát sinh (tiền nợ, tiền phạt) mà doanh nghiệp cũ để lại;
  • Hồ sơ, thủ tục pháp lý thành lập công ty mới khá đơn giản hơn so với việc mua lại doanh nghiệp cũ;
  • Chi phí cho việc thành lập công ty tiết kiệm đáng kể so với chi phí mua lại công ty cũ.

2.2 Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp mới

Nhược điểm lớn nhất khi thành lập công ty mới chính là cá nhân/tổ chức cần tốn nhiều thời gian, chi phí, công sức trong tất cả mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Gồm: xây dựng đội ngũ nhân sự, trang bị cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin với khách hàng.

Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì cá nhân/tổ chức bắt buộc phải xin làm thủ tục xin giấy phép con mới được phép hoạt động.

Nên mua lại công ty cũ hay thành lập doanh nghiệp mới?

Từ những chia sẻ ở trên của Lạc Việt khi so sánh ưu và nhược điểm của từng phương án. Vậy, nên mua lại công ty cũ hay thành lập một doanh nghiệp mới? Rõ ràng, không có câu trả lời chắc chắn cho sự lựa chọn này bởi vì mỗi phương án đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh hay chiến lược và nhu cầu thực tế của từng cá nhân/tổ chức. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định phù hợp, Lạc Việt sẽ tóm tắt lại một lần nữa cho bạn như sau:

  • Mua lại công ty cũ: Đi vào kinh doanh nhanh chóng, rút ngắn thời gian xây dựng lại từ đầu, vẫn giữ được nhân tài và thừa thưởng các loại tài sản vô hình, hữu hình do công ty cũ để lại;
  • Thành lập công ty mới: Chủ động hơn trong việc xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp khi mới thành lập. Hạn chế được các rủi ro phát sinh về danh tiếng hoặc khoản nợ do công ty cũ để lại.

Một số câu hỏi thường gặp khi mua lại công ty và thành lập công ty mới

1. Mua lại doanh nghiệp là gì?

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp hoặc cá nhân mua toàn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của một doanh nghiệp khác nhằm kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó. Đây là một hình thức phổ biến trong các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

2. Mua lại công ty cần lưu ý gì?

Khi mua lại công ty, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như:

  • Thẩm định kỹ tình hình tài chính, nợ nần, và các rủi ro pháp lý tiềm ẩn;
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các giấy phép kinh doanh, tài sản và hợp đồng hiện có của công ty;
  • Đảm bảo mọi quy trình mua bán và chuyển nhượng vốn, cổ phần phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.

3. Ưu điểm khi mua lại doanh nghiệp đang hoạt động là gì?

Những ưu điểm và lợi ích của việc mua lại doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Dễ dàng xây dựng niềm tin với khách hàng hiện hữu;
  • Có sẵn hạ tầng cơ sở và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm;
  • Thừa hưởng cơ sở dữ liệu khách hàng đã được phát triển;
  • Sẵn có thương hiệu và tiết kiệm thời gian, công sức trong việc khởi tạo và xây dựng công ty mới;
  • Sở hữu những giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó, giúp giảm bớt thủ tục hành chính.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của việc mua lại doanh nghiệp: Ưu nhược điểm khi mua lại công ty


Tóm lại, việc mua lại công ty hay thành lập doanh nghiệp mới còn tùy thuộc vào ngành nghề, mục đích kinh doanh của mỗi cá nhân/tổ chức. Lạc Việt hiện đang cung cấp dịch vụ thành lập công ty mới, nếu bạn đang cần hỗ trợ về thủ tục, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tâm.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798