Kế toán sản xuất là gì? Công việc của kế toán trong công ty sản xuất cần thực hiện như thế nào? Bạn đã nắm rõ quy trình hạch toán, làm sổ sách kế toán trong công ty sản xuất chưa? Kế Toán Lạc Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải quyết những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Kế toán sản xuất là gì?
Kế toán sản xuất là một lĩnh vực trong ngành nghề kế toán, tập trung vào việc ghi nhận, hạch toán và quản lý tài chính trong quá trình vận hành của một công ty sản xuất. Kế toán sản xuất có nhiệm vụ ghi nhận đầy đủ, chính xác những thông tin về nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và các chi phí về vận hành công ty sản xuất. Giúp ban lãnh đạo công ty có cái nhìn chi tiết về hiệu quả sản xuất, doanh thu và lợi nhuận trong việc vận hành doanh nghiệp.
Nghiệp vụ của kế toán sản xuất khá rộng và yêu cầu nhiều kinh nghiệm của người phụ trách kế toán. Bao gồm hầu hết các khoản trong hệ thống tài khoản kế toán từ khâu mua nguyên vật liệu sản xuất, nhập kho, sản xuất sản phẩm, thương mại sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp…
Công việc của kế toán sản xuất
Công việc của kế toán sản xuất bao gồm việc ghi nhận chi phí sản xuất, theo dõi và đánh giá hiệu suất sản xuất. Tính toán giá thành sản phẩm, kiểm soát và phân tích các dự án sản xuất, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kế toán và báo cáo tài chính. Chi tiết mô tả công việc của kế toán sản xuất như sau.
Công tác kế toán sản xuất
- Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán trên cơ sở định mức nguyên vật liệu, vật tư, nhân công, khấu hao tài sản …
- Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại bộ phận sản xuất.
- Theo dõi và cập nhật hàng hóa, nguyên vật liệu mua về, theo dõi công nợ với nhà cung cấp.
- Kiểm soát công tác nhập, xuất nguyên vật liệu hàng hóa.
- Mở sổ theo dõi Tài sản cố định (TSCĐ), công cụ dụng cụ (CCDC) và khấu hao TSCĐ.
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức trong quá trình sản xuất.
- Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán để nhập liệu và lưu trữ thông tin.
- Thu thập, bảo quản chứng từ kế toán và bảo mật các số liệu kế toán.
Công tác kế toán quản lý kho sản xuất
- Tổ chức sắp xếp phân loại nguyên liệu, hàng hóa tại kho sao cho gọn gàng, dễ tìm, dễ thấy và tiết kiệm chi phí.
- Kiểm tra và rà soát các công tác xuất kho và nhập vào các nguyên vật liệu, hàng hóa.
- Giám sát, tham gia kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phần phẩm so với sổ sách.
- Kế toán sản xuất tham gia xây dựng quy trình quản lý kho, chịu trách nhiệm đảm bảo công tác an toàn PCCC tại kho.
Quản lý điều hành các thủ kho
- Hướng dẫn và hoạch định công việc cho thủ kho.
- Đôn đốc và giám sát nhân viên tại kho chấp hành nội quy và quy trình.
- Chỉ đạo bộ phận kho giải quyết và phối hợp công việc nhanh chóng thuận lợi, đúng thủ tục phục vụ công tác sản xuất và kinh doanh.
Kết hợp cùng phòng ban khác giải quyết công việc
- Kết hợp cùng với các phòng điều hành sản xuất kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang tại xưởng sản xuất, yêu cầu giải trình hao hụt ngoài định mức.
- Cung cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời, theo thời gian quy định cho phòng kế hoạch kinh doanh.
- Cung cấp số liệu phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư.
- Lập phiếu xuất kho để bộ phận kho xuất nguyên vật liệu vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày.
- Kiểm tra và xác nhận bảng lương của khối sản xuất.
- Cung cấp số liệu kế toán cho các bộ phận liên quan.
Lập báo cáo hạch toán kế toán sản xuất định kỳ
Nội dung báo cáo | Thời gian |
Báo cáo giá thành sản phẩm | Sau khi xây dựng xong định mức nguyên vật liệu và giá vốn hàng bán và chi phí sản xuất. |
Báo cáo xuất, nhập, tồn kho | Theo quy định của công ty |
Báo cáo kiểm kê hàng hóa | Hàng ngày/tháng |
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh | Hàng tuần/tháng/quý/năm |
Báo cáo doanh thu chi phí | Hàng tuần/tháng/quý/năm |
Báo cáo công nợ phải thu/phải trả | Hàng tuần/tháng/năm |
Báo cáo thuế | Hàng tháng/quý |
Báo cáo tài chính | Hàng năm |
Yêu cầu công việc của kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm của người phụ trách kế toán. Bao gồm các yêu cầu về công việc như:
- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành kế toán.
- Có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương.
- Có chứng kiến, biết bảo vệ chính kiến của số liệu thực hiện.
- Nắm vững chuẩn mực tài chính, sổ sách kế toán và am hiểu quy định về thuế.
- Có khả năng giao tiếp tốt, trao đổi vấn đề lưu loát.
- Có kỹ năng thu nhập thông tin, số liệu kế toán, thống kê tổng hợp, lập báo cáo.
- Có sức khỏe để có thể tăng ca theo kế hoạch sản xuất của công ty.
Quy trình thực hiện kế toán trong công ty sản xuất
Nắm rõ các quy trình kế toán trong công ty sản xuất là việc cực kỳ quan trọng. Giúp kế toán viên tính toán được chính xác những sai phạm, hao hụt hay phát sinh ở bước nào. Qua đó quy trách nhiệm cho bộ phận nào và yêu cầu sửa đổi sao cho phù hợp. Sau đây là quy trình thực hiện kế toán công ty sản xuất cơ bản cần nắm.
Tập hợp hóa đơn, chứng từ kế toán
- Hóa đơn GTGT đầu vào.
- Hóa đơn GTGT bán ra.
- Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc.
- Giấy báo có.
- Phiếu hạch toán sao kê ngân hàng.
- Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập cá nhân (TNCN), thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Phản ánh các số liệu chứng từ vào sổ thông qua các bút toán định khoản
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Các chứng từ hóa đơn, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng lương, bảng phân bổ, … vào các tài khoản liên quan lên sổ kế toán.
Cách định khoản kế toán công ty sản xuất
Căn cứ vào chứng từ đã tập hợp về chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán tiến hành hạch toán kế toán sản xuất và lên sổ sách theo trình tự bút toán như sau:
Nội dung | Tài khoản | |
Nợ | Có | |
Nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ | ||
Nhập kho nguyên vật liệu, CCDC | 152, 153, 133 | 111, 112, 331 |
Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC để sản xuất sản phẩm | 154, 621 | 152, 153 |
Bảng lương | ||
Lương phải trả cho nhân viên | 622, 641, 642/154 | 334 |
Trích bảo hiểm tính vào lương nhân viên, chi phí doanh nghiệp | 334, 642 | 338 |
Khấu trừ thuế TNCN tính vào lương nhân viên | 334 | 3335 |
Bảng khấu hao tài sản cố định | ||
Khấu hao cho bộ phận văn phòng, bán hàng | 642, 641 | 214 |
Khấu hao cho bộ phận sản xuất | 627, 154 | 214 |
Bảng phân bổ chi phí trả trước | ||
Phân bổ cho bộ phận văn phòng, bán hàng | 642, 641 | 242 |
Phân bổ cho bộ phận sản xuất | 627, 154 | 242 |
Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm | ||
Chi phí nguyên vật liệu, CCDC | 154 | 621/152,153 |
Chi phí nhân công trực tiếp | 154 | 622/334 |
Chi phí sản xuất chung | 154 | 627 |
Nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ | 155 | 154 |
Giá vốn hàng xuất bán thành phẩm | 632 | 155 |
Ghi nhận doanh thu | ||
Bán thành phẩm và thu tiền ngay | 111, 112 | 5112, 3331 |
Bán thành phẩm chưa thu tiền | 131 | 5112, 3331 |
Thu tiền công nợ | 111, 112 | 131 |
Ghi nhận giá vốn | ||
Giá vốn sản phẩm | 632 | 155 |
Bút toán kết chuyển | ||
Kết chuyển GTGT trong kỳ | 33311 | 133 |
Kết chuyển các khoản doanh thu | 511, 515, 711 | 911 |
Kết chuyển các khoản chi phí | 911 | 632, 635, 641, 642, 811 |
Kết quả kinh doanh | ||
Doanh nghiệp kinh doanh có lãi | 911 | 4212 |
Doanh nghiệp kinh doanh lỗ | 4212 | 911 |
So sánh hạch toán kế toán công ty sản xuất theo TT 133 và TT 200
Hạch toán kế toán sản xuất có thể thực hiện theo Thông tư 133/2016 hoặc Thông tư 200/2014 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc thực hiện chế độ kế toán cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào định hướng và quy mô doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán kế toán có thể áp dụng theo 1 trong 2 thông tư. Dưới đây là bảng so sáng việc áp dụng tài khoản bút toán giữa 2 thông tư trên.
Nội dung | Theo Thông tư 200 | Theo Thông tư 133 |
1. Xuất NVL để sản xuất | Nợ Tk 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên, vật liệu |
Nợ Tk 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152 – Nguyên, vật liệu |
2. Khi xuất NVL cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ quản lý | Nợ Tk 627 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên, vật liệu |
Nợ Tk 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152 – Nguyên, vật liệu |
3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý phân xưởng | Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 334 – Phải trả nhân viên |
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 334 – Phải trả nhân viên |
4. Trích BHXH, y tế, thất nghiệp, công đoàn phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh | Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 338 – Phải trả nhân viên |
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 338 – Phải trả nhân viên |
5. Xuất công cụ dụng cụ (CCDC) cho phân xưởng sản xuất | Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có Tk 153 – Công cụ dụng cụ Có thể hạch toán theo các TK cấp 2 |
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có Tk 153 – Công cụ dụng cụ Không có TK cấp 2 |
6. Nếu CCDC có giá trị lớn cần phải phân bổ vào nhiều kỳ | 1. Nợ Tk 242 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ dụng cụ (nguyên giá) 2. Phân bổ trong kỳ Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có Tk 242: Chi phí trả trước (theo mức phân bổ trong kỳ) |
1. Nợ Tk 242 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ dụng cụ (nguyên giá) 2. Phân bổ trong kỳ Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có Tk 242: Chi phí trả trước (theo mức phân bổ trong kỳ) |
7. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất | Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có Tk 214 – Hao mòn TSCĐ |
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có Tk 214 – Hao mòn TSCĐ |
8. Các chi phí có liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất: điện, nước, tu sửa TSCĐ… | Nợ TK 627, 1331 – Chi phí sản xuất chung, Thuế GTGT được khấu trừ
Có Tk 111, 112, 331 |
Nợ TK 154, 1331 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, Thuế GTGT được khấu trừ
Có Tk 111, 112, 331 |
9. Thực hiện trích trước tiền lương nhân công sản xuất trực tiếp, nhân công quản lý phân xưởng | Nợ TK 622 – Nhân công trực tiếp
Nợ Tk 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 335 – Chi phí trả trước |
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 335 – Chi phí trả trước |
10. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đang sử dụng trong phân xưởng | Nợ Tk 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 – Chi phí trả trước |
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 335 – Chi phí trả trước |
11. Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sang TK chi phí SXKD dở dang để tổng hợp quá trình sản xuất và tính giá thành | Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 |
Không cần thực hiện bút toán kết chuyển |
12. Phế liệu thu hồi và nhập kho | Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang |
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang |
13. Giá thành những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ | Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang |
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang |
14. Nếu sản phẩm hoàn thành tiến hành xuất bán luôn, không nhập kho | Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang |
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang |
Qua bài viết trên, hi vọng đã giúp kế toán sản xuất bao quát được những kiến thức, hạch toán và công việc kế toán cần thực hiện ở công ty sản xuất. Trong quá trình làm việc trực tiếp tại những cơ sở sản xuất, bộ phận kế toán phải có những kỹ năng, nghiệp vụ vững chắc, sâu rộng cùng với kinh nghiệm dày dặn. Doanh nghiệp cần phân đinh rõ kế toán cho hoạt động sản xuất và nội bộ riêng, bộ phận kế toán thuế riêng để dễ dàng hơn trong khâu kiểm soát và nộp thuế. Để có thể nhận hỗ trợ về dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp liên hệ với Lạc Việt qua hotline/zalo: 0931 398 798 để được tư vấn.