Phòng cháy chữa cháy là công tác quan trọng cần chuẩn bị để hạn chế tối đa rủi ro mà cháy nổ gây ra ở nơi làm việc. Do đó, các doanh nghiệp khi kinh doanh phải làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định. Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy ở bài viết này nhé.

giấy phép phòng cháy chữa cháy
Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) còn được biết đến với tên gọi là giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Đây là văn bản mang tính pháp lý để chứng minh đối tượng đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn trong phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy là loại giấy phép con phổ biến mà bất cứ tổ chức (từ nhỏ đến lớn) kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về PCCC.

Ví dụ: Ông A kinh doanh mở nhà hàng, khách sạn, ngoài các thủ tục thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh thì ông A cần làm thủ tục xin giấy phép PCCC. Việc này giúp cho mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra đúng quy định của pháp luật.

Vì sao cần xin giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy?

Đối với các cá nhân/tổ chức, việc xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy là quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Chấp hành đúng các quy định liên quan đến PCCC giúp hạn chế tối đa về tình trạng cháy nổ và giảm thiểu thiệt hại cho cơ sở kinh doanh.

Ngoài ra, cá nhân/tổ chức không tuân thủ các quy định về PCCC sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tùy vào đối tượng và lỗi vi phạm về PCCC mà mức phạt sẽ khác nhau, được quy định cụ thể tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

  • Công trình thuộc diện cần thẩm duyệt về PCCC nhưng không có giấy chứng nhận hay văn bản đã thẩm duyệt thiết kế PCCC: Phạt tiền từ 15.000.000 – 25.000.000 đồng;
  • Đưa hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào hoạt động nhưng chưa được chấp thuận về kết quả nghiệm thu PCCC: Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng;
  • Đưa hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào hoạt động nhưng chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế PCCC: Phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng.

Đối tượng phải xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC)

đối tượng xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Những đối tượng cần xin giấy phép PCCC

Theo Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định về đối tượng cần xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy gồm:

  • Trụ sở của cơ quan nhà nước các cấp;
  • Nhà chung cư, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp, nhà tập thể;
  • Bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm/cơ sở y tế, cơ sở phục hồi chứng năng, chỉnh hình thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
  • Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bách hóa, điện máy, nhà hàng hoặc cửa hàng ăn uống;
  • Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trường tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông, trường cao đẳng/đại học/học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc các cơ sở giáo dục khác theo Luật Giáo dục;
  • Nhà hát, nhà văn hóa, rạp xiếc, rạp chiếu phim, trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện;
  • Câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung;
  • Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà khách và các cơ sở lưu trú khác theo Luật Du lịch;
  • Bảo tàng, nhà triển lãm, trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, hội chợ, thư viện hoặc cơ sở tôn giáo;
  • Bưu điện, truyền hình, viễn thông, cơ sở truyền thanh, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tập lưu trữ và quản lý dữ liệu;
  • Nhà làm việc của những tổ chức chính trị, xã hội hoặc doanh nghiệp;
  • Cảng hàng không, bến cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, đài kiểm soát không lưu;
  • Bến xe khách, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, công trình tàu điện ngầm, cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới;
  • Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện giao thông như mô tô, ô tô, xe gắn máy;
  • Hầm đường bộ, đường sắt với chiều dài từ 500m trở lên;
  • Nhà thi đấu thể thao, sân vận động thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục & thể thao;
  • Trường đua, trường bắn hoặc các cơ sở thể thao khác theo Luật Thể dục, thể thao;
  • Bãi trông giữ xe, gara để xe ô tô thành lập theo quy định;
  • Cơ sở công nghiệp với hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E;
  • Trạm biến áp, nhà máy điện với mức điện áp từ 110 kV trở lên;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
  • Cơ sở hạt nhân, kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
  • Cảng xuất & nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
  • Kho vũ khí, công cụ hỗ trợ;
  • Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hoặc bảo quản dầu mỏ, sản phẩm từ dầu mỏ, khí đốt tại đất liền;
  • Kho dầu mỏ, kho khí đốt;
  • Cảng xuất & nhập dầu mỏ và sản phẩm khí đốt, dầu mỏ;
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, chất lỏng dễ cháy, khí đốt;
  • Hầm sản xuất, bảo quản và sử dụng các chất cháy, nổ;
  • Kho hàng hóa, vật tư chát hoặc hàng hóa, vật không cháy được bảo quản trong bao bì cháy được;
  • Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu với diện tích từ 500m2 trở lên;
  • Nhà để ở có kết hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy hoặc hàng hóa được bảo quản trong bao bì cháy của hộ gia đình;
  • Các cơ sở khác có trạm cấp xăng dầu nội bộ hay sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm với tổng lượng khí từ 70kg trở lên.

Điều kiện để được cấp phép phòng cháy chữa cháy

Một số điều kiện để được cấp giấy phép PCCC được quy định như sau:

1. Cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh

  • Có chiều cao theo quy định;
  • Có quy trình kỹ thuật đầy đủ sao cho phù hợp với quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như hệ thống điện ở các cơ sở kinh doanh;
  • Phải có thiết bị chống sét, chống sinh nhiệt, sinh lửa và nguồn lửa được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng cháy nổ.

2. Cửa hàng kinh doanh khí đốt, dầu mổ

  • Có quy định, nội quy, sơ đồ trong công tác phòng cháy;
  • Các lối thoát nạn, thoát hiểm phù hợp với địa hình và tình hình thực tế của cơ sở sản xuất kinh doanh (biển chỉ dẫn, biển báo).

3. Cơ sở sản xuất kinh doanh các phương án chữa cháy

  • Được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt thiết kế căn cứ trên quy định của Luật phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì cá nhân/tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục dưới đây.

1. Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy

Hồ sơ xin cấp phép phòng cháy chữa cháy gồm các thành phần sau:

  • Bản sao có chứng thực của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Tờ đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;
  • Bản sao của giấy chứng nhận đã được thẩm duyệt về thiết kế PCCC và văn bản nghiệm thu về thiết kế PCCC;
  • Danh sách các nhân viên đã được huấn luyện về công tác PCCC;
  • Bảng thống kê các phương tiện trong công tác PCCC;
  • Phương án chữa cháy.

Tuy nhiên, hồ sơ xin giấy phép PCCC còn tùy thuộc vào từng trường hợp, đối tượng cụ thể. Cá nhân/tổ chức căn cứ vào Khoản 4, Điều 13 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP để chuẩn bị hồ sơ pháp lý đúng quy định.

2. Trình tự thủ tục cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy

Trình tự thủ tục xin cấp phép phòng cháy chữa cháy gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân/tổ chức chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định mà Lạc Việt đã chia sẻ ở mục trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, cá nhân/tổ chức nộp đến cơ quan có thẩm quyền là Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC theo các hình thức sau gồm: nộp trực tiếp, nộp qua Cổng dịch vụ công hoặc dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời, cơ quan cấp giấy phép PCCC còn tùy vào từng trường hợp khác nhau như sau:

  • Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc Bộ Công an tiến hành cấp giấy phép với trường hợp được Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
  • Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ của Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp giấy phép với trường hợp được ủy quyền.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

Sau khi đã tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra các giấy tờ và tính hợp lệ của bộ hồ sơ. Thời gian thẩm định, xét duyệt và cấp giấy phép PCCC dao động từ 5 – 15 ngày làm việc, tính từ ngày mà cơ quan đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Nếu không đủ điều kiện cấp giấy phép thì cơ quan gửi văn bản trả lời có nêu rõ lý do từ chối.

Một số câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

1. Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ở đâu?

Bạn có thể xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp hoặc công trình xây dựng đặt trụ sở hoặc địa điểm hoạt động.

2. Có mấy loại giấy phép phòng cháy chữa cháy hiện nay?

Hiện nay có hai loại giấy phép PCCC chính bao gồm:

  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (được cấp sau khi thẩm duyệt thiết kế về PCCC);
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC (được cấp sau khi kiểm tra, nghiệm thu về PCCC).

3. Các đối tượng bắt buộc phải có giấy phép PCCC?

Các đối tượng bắt buộc phải có giấy phép PCCC bao gồm:

  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ cháy, nổ cao;
  • Các công trình công cộng, tòa nhà cao tầng, khu chung cư;
  • Các phương tiện giao thông vận tải chở hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
  • Các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ, bệnh viện, trường học và các cơ sở tập trung đông người khác.

Trên đây là các thủ tục cần thiết để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy mà Lạc Việt muốn chia sẻ đến bạn. Để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn cụ thể về quy trình cấp giấy phép PCCC một cách nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Phan Châu Thịnh

Tôi là Phan Châu Thịnh – CEO tại Công ty dịch vụ kế toán Lạc Việt. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán, thuế và luật doanh nghiệp. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.



Tư vấn: 0931 398 798