Khi doanh nghiệp đối diện với những khó khăn và thách thức trong hoạt động kinh doanh, quyết định giữa việc tạm ngừng kinh doanh hay giải thể là một quyết định quan trọng. Cả hai hình thức này đều có những điểm khác biệt về quy trình và thủ tục pháp lý. Việc hiểu rõ và phân biệt được hai hình thức này sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy cùng Lạc Việt phân tích chi tiết qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là quá trình doanh nghiệp quyết định tạm ngưng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian này, doanh nghiệp không thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý, như nộp thuế còn nợ và thanh toán các khoản nợ đối với đối tác và người lao động.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là một năm cho mỗi lần và có thể gia hạn nhiều lần không giới hạn thời gian, nếu doanh nghiệp thông báo đầy đủ cho cơ quan quản lý kinh doanh.
➦ Tham khảo thêm: Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh
2. Giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp. Quyết định giải thể có thể được thực hiện khi doanh nghiệp không còn khả năng kinh doanh, không đạt được mục tiêu kinh doanh, hoặc khi các thành viên/cổ đông quyết định ngừng hoạt động.
Quá trình giải thể bao gồm việc thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính và pháp lý khác. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống đăng ký kinh doanh và không còn tồn tại về mặt pháp lý.
➦ Tham khảo thêm: Thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp
Ưu và nhược điểm khi chọn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
1. Ưu điểm khi chọn tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp giữ được thâm niên và lịch sử hoạt động;
- Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản và dễ thực hiện;
- Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động;
- Doanh nghiệp có thể thông báo hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng;
- Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn được công nhận tư cách pháp nhân;
- Cắt giảm được chi phí hoạt động như tiền lương nhân viên và các khoản thuế trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng hoặc bán công ty sau thời gian tạm ngừng.
2. Nhược điểm khi chọn tạm ngừng kinh doanh
- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh phải được gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT trước thời hạn là 3 ngày trước khi bắt đầu tạm ngừng hoạt động;
- Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp vẫn phải nộp các khoản thuế còn nợ, hoàn thành các cam kết đã có và thanh toán các khoản nợ khác nếu có;
- Thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh tối đa chỉ được 1 năm. Nếu muốn tiếp tục tạm ngừng sau thời hạn này, doanh nghiệp phải làm hồ sơ gia hạn;
- Khi doanh nghiệp thông báo hoạt động trở lại, sẽ mất thời gian và chi phí để tuyển dụng lại người lao động mới.
Ưu và nhược điểm khi chọn giải thể công ty, doanh nghiệp
1. Ưu điểm khi chọn giải thể công ty, doanh nghiệp
- Với tình hình kinh doanh gặp thua lỗ nghiêm trọng, việc giải thể doanh nghiệp là một biện pháp để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra;
- Sử dụng nguồn tiền thu được từ việc thanh lý tài sản của công ty để thanh toán các khoản thuế, lương và một số nợ khác;
- Sau khi hoàn tất quá trình giải thể, chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty mới hoặc chuyển hướng sang ngành nghề kinh doanh khác phù hợp hơn.
2. Nhược điểm khi chọn giải thể công ty, doanh nghiệp
- Thủ tục giải thể mất nhiều thời gian, thực hiện tại hai cơ quan khác nhau là Sở KH & ĐT và cơ quan thuế;
- Hồ sơ giải thể doanh nghiệp phức tạp gồm nhiều tài liệu cần chuẩn bị trước để nộp tới hai cơ quan trên.
- Quá trình hoàn tất thủ tục giải thể có thể kéo dài và phải ít nhất 180 ngày, kể từ ngày nộp quyết định về việc giải thể;
- Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi thực hiện thủ tục.
Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?
Dựa vào những ưu và nhược điểm mà Lạc Việt đã liệt kê ở trên, việc đưa ra quyết định nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc và lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và những kế hoạch trong tương lai.
Trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ tạm ngừng kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp, Lạc Việt nhận thấy hầu hết các chủ doanh nghiệp thường chọn tạm ngừng kinh doanh vì các lý do sau:
- Thủ tục đơn giản: Doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày trước khi tạm ngừng. Sau 3 ngày, cơ quan đăng ký sẽ cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh;
- Chi phí thấp: Tạm ngừng kinh doanh ít tốn kém hơn so với giải thể, doanh nghiệp không phải chi trả chi phí kê khai thuế, thuế môn bài và được miễn nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán năm trong thời gian tạm ngừng.
Ngược lại, quy trình giải thể doanh nghiệp thường phức tạp hơn rất nhiều, liên quan đến phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, hải quan và các bên liên quan khác. Đồng thời, doanh nghiệp phải thanh toán mọi khoản nợ trước khi làm thủ tục, quá trình này có thể kéo dài từ một đến hai tháng hoặc thậm chí có thể kéo dài nhiều năm.
Trường hợp nên tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp nên cân nhắc tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp cần thời gian để tái cấu trúc và định hình lại chiến lược kinh doanh, cũng như xác định mục tiêu phát triển mới;
- Doanh nghiệp có khả năng tài chính đủ mạnh để duy trì chi phí cho quá trình phục hồi và hoạt động trở lại;
- Doanh nghiệp cần thêm thời gian để huy động vốn hoặc giải quyết các vấn đề tài chính hiện tại;
- Doanh nghiệp muốn giảm bớt các nghĩa vụ tài chính như thuế, tiền lương và bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và ít nhân viên, việc sa thải nhân viên trong thời gian tạm ngừng dễ dàng hơn và việc tuyển dụng lại khi hoạt động trở lại cũng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Trường hợp nên giải thể công ty, doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên cân nhắc việc giải thể trong các trường hợp sau:
- Hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi;
- Doanh nghiệp không có đủ dự trù tài chính để trang trải các chi phí cần thiết cho hoạt động sắp tới;
- Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn không có kế hoạch cụ thể để giải quyết và khắc phục các khó khăn hiện tại;
- Ngoài việc giải thể, doanh nghiệp cũng có thể xem xét phương án bán công ty để tiết kiệm chi phí giải thể và có thêm nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản.
Một số câu hỏi thường gặp về việc tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp
1. Lý do tạm ngừng kinh doanh là gì?
Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:
- Kinh doanh gặp khó khăn tài chính, cần thời gian để tái cơ cấu lại nguồn vốn;
- Thay đổi chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm mới hoặc mở rộng quy mô;
- Doanh nghiệp có sự thay đổi về nhân sự hoặc địa điểm công ty;
- Khủng hoảng kinh tế hay do dịch covid-19.
2. Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn có thể bị thanh tra thuế, nếu cơ quan thuế thấy cần thiết. Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ các khoản thuế còn nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
➦ Tham khảo thêm: Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?
3. Công ty đang tạm ngừng kinh doanh có được giải thể không?
Có, công ty đang tạm ngừng kinh doanh hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục giải thể. Việc giải thể cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan, bao gồm việc thanh toán các khoản nợ và thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết.
4. Khi nào nên giải thể công ty, doanh nghiệp?
Doanh nghiệp nên cân nhắc giải thể trong các trường hợp sau:
- Kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng và không còn khả năng tái hoạt động;
- Nguồn tài chính không đủ để chi trả các chi phí hoạt động sắp tới;
- Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà không có phương án khắc phục khó khăn.
Từ những chia sẻ ở trên của Lạc Việt, việc quyết định tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tiêu chí mà doanh nghiệp đặt ra. Do đó, doanh nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện hoặc có thể liên hệ với Lạc Việt để được tham vấn.